• 111
  • lang
  • lang

Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và Rối loạn phổ tự kỷ.

Thực phẩm không phải là nguyên nhân dẫn đến ADHD hay Rối loạn phổ tự kỷ, nhưng chúng là yếu tố khiến cho vấn đề của trẻ trở nên nặng hay nhẹ hơn. Cần phải nhận ra rằng, nếu không có dinh dưỡng thích hợp, kết quả can thiệp trị liệu của trẻ có thể không đạt được hiệu quả mong muốn.

Khi bạn có con mắc chứng ADHD, rối loạn phổ tự kỷ hay các Rối loạn phát triển, thì bạn phải hiểu rằng Thực phẩm không còn chỉ là món ăn khoái khẩu nữa, mà những thứ con bạn ăn sẽ có các tác động tích cực hay tiêu cực lớn lên bộ não và chức năng cơ thể của trẻ.

Ví dụ: Nếu con bạn ăn không đủ lượng chất dinh dưỡng như Vitamin, khoáng chất nào đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Sự phát triển và chức năng của não, điều này sẽ làm tổn thương sự sản xuất Chất dẫn chuyền thần kinh, sự tổng hợp vỏ myelin của não, oxi hóa glucose ở não, và các quá trình nhìn, nhận thức của trẻ. Nếu trẻ ăn quá nhiều đường và các phụ gia nhân tạo, nó có thể làm tổn thương chức năng não của trẻ, góp thêm phần vào các vấn đề hành vi và vấn đề học tập.

Các vấn đề dinh dưỡng thường gặp với Rối loạn phổ tự kỷ. Trẻ tự kỷ cũng thường có rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch và quá trình khử độc không đầy đủ. Một tỉ lệ lớn các trẻ Tự kỷ, Asperger, rối loạn phát triển, ADD, ADHD gặp phải một hoặc nhiều trong số những vấn đề dinh dưỡng sau:

  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Thiếu hụt dinh dưỡng
  • Tiếp xúc với độc tố thần kinh
  • Các vấn đề ăn uống
  • Các bệnh thường xuyên và nhiễm trùng
  • Dị ứng thức ăn
  • Tương tác tiêu cực với thuốc và dinh dưỡng
  • Nhạy cảm với hóa chất

Trong thực tế, hầu hết các nghiên cứu hiện nay về các can thiệp dinh dưỡng để điều trị Rối loạn tự kỷ chỉ là kinh nghiệm truyền miệng. Tuy nhiên, những quan sát lâm sàng khách quan ngẫu nhiên đã có thể chứng minh hiệu quả của một chế độ dinh dưỡng phù hợp với quá trình can thiệp  trị liệu của trẻ. Thức ăn trẻ em ăn hiện nay hoàn toàn khác với thức ăn trẻ em thế hệ trước ăn. Thức ăn của trẻ em ngày nay chủ yếu là các loại thực phẩm được chế biễn kỹ, thiếu chất dinh dưỡng, và chứa đầy hóa chất nhân tạo, chất bảo quản, chất béo chuyển đổi, chứa quá nhiều đường và có cả dư lượng thuốc trừ sâu. Việc đầu tiên là chuyển chế độ ăn của trẻ tới một chế độ ăn lành mạnh bao gồm cả hai việc: Loại bỏ tất cả các thành phần nhân tạo không cần thiết và sử dụng thực phẩm lành mạnh. Các thành phần thực phẩm đồ uống nên TRÁNH khi mua đồ cho nhà bếp: Màu nhân tạo, chất bảo quản nhân tạo, chất làm ngọt nhân tạo, đường tinh luyện, chất béo chuyển đổi.

Hãy nhớ rằng: Bản chất sinh hóa độc đáo của trẻ sẽ quyết định sự thay đổi hành vi của trẻ đáng kể.

---

Nguồn: Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng, Viện Y học, Viện Hàn lâm quốc gia

Minh Nguyệt (tổng hợp)

----