• 111
  • lang
  • lang

Nên trợ giúp học tập cho trẻ Tăng động giảm chú ý như thế nào?

Rối loạn Tăng động giảm chú ý (attention deficit hyperactivity disorder - ADHD) là một dạng rối loạn phát triển.

Dựa trên việc xuất hiện triệu chứng ADHD, có thể chia thành 3 nhóm sau:

A) Thiên về suy giảm chú ý,

B) Thiên về sự xung động – tăng động

C) và kết hợp cả hai

Một cá nhân mất tập trung có thể có một vài hoặc tất cả các triệu chứng sau:

  • Dễ mất tập trung, bỏ qua chi tiết, quên một số thứ, và thường đột ngột chuyển sự chú ý từ hoạt động này sang hoạt động khác.
  • Khó khăn trong việc duy trì tập trung vào một nhiệm vụ.
  • Chán nản với nhiệm vụ chỉ sau vài phút, trừ phi làm điều gì đó thích thú.
  • Khó khăn tâm trung chú ý hoặc tổ chức hoặc hoàn thành một nhiệm vụ nào đó hoặc học một điều gì đó mới.
  • Có rối loạn khi phải hoàn thành hoặc quay trở lại làm bài tập được giao về nhà, thường làm mất nhiều thứ (bút chì, đồ chơi, bài tập) khi được yêu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động.
  • Dường như không nghe thấy khi có ai đó nói với hoặc gọi.
  • Hay mơ mộng, dễ nhầm lẫn và di chuyển chậm.
  • Khó khăn trong việc xử lý thông tin nhanh và chính xác như những người khác.
  • Khó khăn trong việc tuân theo các chỉ dẫn.

Một cá nhân tăng động có thể có một vài hoặc tất cả các triệu  chứng sau:

  • Bồn chồn, sốt ruột, ngọ ngoạy ở chỗ ngồi của mình
  • Nói không ngừng, nhảy xổ vào những người xung quanh, làm họ chán nản, sờ mó hoặc chơi với bất kể thứ gì hoặc với tất cả mọi thứ trong tầm nhìn của mình
  • Rối loạn khi phải ngồi cho đến giờ ăn tối, khi ở trường, khi làm bài tập về nhà hay trong thời gian kể chuyện
  • Ổn định trong sự vận động
  • Khó khăn khi phải thực hiện những nhiệm vụ hoặc những hoạt động yên tĩnh

Trẻ xung động có thể có một vài hoặc tất cả các triệu chứng sau:

  • Không kiên nhẫn
  • Hay thốt ra những bình luận không phù hợp, cho thấy những cảm xúc không kiềm chế của trẻ và hành động không cần biết hậu quả
  • Khó khăn trong việc chờ đợi thứ mình muốn hoặc chờ đợi quay trở lại game để chơi
  • Thường có những hội thoại hoặc những hoạt động với người khác bị gián đoạn.

Nên trợ giúp học tập cho ADHD như thế nào?

1, Cần giải mã hành vi của trẻ: Đằng sau hành vi của trẻ là xuất phát từ nhu cầu gì? Sau đó cần đáp ứng nhu cầu đó một cách hợp lí.

2, Duy trì lịch sinh hoạt và học tập đều đặn.

3, Chia nhỏ các công việc và giải thích cho trẻ bằng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu.

4, Đảm bảo rằng trẻ đã hiểu nhiệm vụ trước khi thực hiện bằng cách hỏi trẻ để trẻ nói nhiệm vụ của mình.

5, Loại bỏ các kích thích gây mất tập trung (điện thoại, ipad, ti vi, đồ chơi…)

6, Đặt ra thời hạn cho mỗi công việc và nhắc nhở trẻ. Thưởng khi trẻ hoàn thành tốt, đúng thời gian quy định các công việc. Luôn báo cho trẻ trước khi thời gian sắp kết thúc, báo cho trẻ sắp chuyển sang công việc khác.

7, Nên có khoảng nghỉ ngắn giữa 2 hoạt động

8, Hướng dẫn trẻ ghi nội dung công việc phải làm vào giấy nhỏ và dán vào nơi dễ nhìnnhất để nhắc nhở trẻ.

9, Hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng, sách vở theo đúng 1 trật tự để không tốn thời gian vào việc tìm kiếm.

10, Giúp trẻ ôn bài cũ trước khi học bài mới bằng các câu hỏi.

11, Đặt ra những câu hỏi tìm kiếm thông tin từbài học.

-----

Tài liệu tổng hợp bởi PGS TS Thu Hương, NCS Nguyễn Thị Thu Hiền

   -----

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu