• 111
  • lang
  • lang

Nếu bạn hiểu cách não bộ của trẻ làm việc, bạn sẽ dạy con ngoan hơn.

Một số cha mẹ chúng ta thường giải quyết tình huống khi trẻ ương bướng vào 1 trong 2 trường hợp sau:

1. Quát mắng

2. Dụ dỗ và để trẻ làm theo cách trẻ muốn, đôi lúc là một lời hứa hẹn. VD. thôi được rồi, ngày mai mẹ sẽ mua cái khác to hơn nhé.

Thực tế, não bộ của trẻ cũng học được rất nhiều từ những tình huống ương bướng nếu cha mẹ biết cách đáp ứng, và đứa trẻ sẽ ngoan hơn.

Một cách tự nhiên, khi bạn phản ứng thì trẻ sẽ đáp lại theo đúng năng lượng bạn sử dụng. VD. khi bạn quát, thì trẻ sẽ hét. Khi bạn đánh, trẻ lại càng phản kháng và lì hơn. Trong cách này, não trẻ không học được gì.

Trong cùng trường hợp, khi bạn dụ dỗ, hay chiều chuộng, trẻ cũng đáp lại bạn cách để được nhiều hơn.

Nếu bạn hiểu cách não bộ của trẻ làm việc, bạn sẽ dạy con ngoan hơn.

Để khuyến khích xây dựng hoạt động của não bộ, ngay cả khi đáp ứng với tình huống ương bướng, là giúp trẻ nhận ra điều gì nên và không nên một cách rõ ràng. Lúc này, trẻ cũng tìm cách đáp ứng lại bạn, nhưng khác ở chỗ là trẻ bắt đầu đánh giá và so sánh điều gì nên hay không nên cho tình huống tương tự sau này và bài học được dạy.

Vậy, chúng ta nên làm gì khi trẻ ương bướng trong một tình huống nào đó? Không phải tất cả các tình huống là phải đáp ứng. Bạn nên phân loại tình huống nào là trẻ đang thực sự ương bướng hay chỉ là cách trẻ đang gây chú ý bạn cho một hoạt động nào đó.

Khi đáp ứng, bạn nên dùng nguyên lý: "ngăn hành vi, nhưng đừng làm mất kết nối đến trẻ". Để dễ hiểu, chúng ta làm từng bước như:

1. Nghiêm giọng để chấm dứt hành vi của trẻ và cho lí do ngắn gọn nhất. Lúc này không phải là thời gian giải thích mà là hiệu lệnh. VD. Con đã kéo dây rèm cửa sổ nhiều lần và nó quá ồn, con hãy kéo lên và không được kéo xuống đến khi mẹ cho phép.

2. Nếu trẻ tiếp tục hành vi, hãy bắt đầu hành động theo cách bạn muốn chấm dứt, thậm chí có thể dùng time-out nếu hành vi đó trở nên mất kiểm soát.

3. Kết nối lại trẻ thông qua giải thích và hướng dẫn cách trẻ nên làm và không nên làm, nên làm điều này trong vòng 24 giờ sau hành vi để não bộ của trẻ học được tốt nhất. Trở lại ví dụ kéo rèm, việc kết nối lại này có thể thực hiện thông qua giải thích luật kéo rèm, đọc sách để giải thích trẻ nghe về công dụng của rèm, kéo như thế nào và bao nhiêu lần.

Điều quan trọng khi thực hiện là bạn nên kiên định, làm chủ về thái độ, và có tinh thần giúp trẻ học hơn là quát mắng cho qua chuyện hay làm trẻ sợ. Nhớ rằng mọi tác động của bạn lên trẻ như thế nào, thì nó sẽ phản ánh lên cách trẻ tác động lại bạn như vậy.

----

Nguồn tham khảo: Siegel D.J. et al. 2016. No-Drama Discipline: The Whole-Brain Way to Calm the Chaos and Nurture Your Child's Developing Mind.

Anh Nguyen

--- 

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.