Ai cũng có những lúc tức giận. Bạn cũng là con người và đôi khi hành vi của trẻ vượt quá khả năng chịu đựng của bạn. Việc bạn cảm thấy tức giận là một điều hoàn toàn bình thường nhưng đừng đánh đòn và làm đau trẻ nhé. Đòn roi không giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Trẻ không nên cảm thấy sợ hãi vì những điều bạn có thể làm.
Nếu trẻ cảm thấy sợ rằng bạn sẽ đánh đòn trẻ, trẻ sẽ làm theo những gì bạn muốn bởi vì trẻ sợ hãi chứ không phải bởi vì trẻ hiểu TẠI SAO hành vi này lại sai? Bởi vì, một đứa trẻ bị đánh đòn có xu hướng đánh những người khác và gặp vấn đề về hành vi nhiều hơn.
Hãy hướng sự tức giận của bạn vào hành động của trẻ, đừng hướng sự tức giận của bạn vào trẻ.
Đòn roi dạy trẻ rằng:
Hãy hướng sự tức giận của bạn vào hành động của trẻ, đừng hướng sự tức giận của bạn vào trẻ. Hãy đảm bảo trẻ hiểu bạn không thích việc trẻ làm, nhưng bạn vẫn yêu và quan tâm đến trẻ.
Khi bạn cảm thấy cơn tức giận trong người đang tăng lên và bạn sợ rằng mình có thể làm đau trẻ, bạn nên làm những điều sau:
1. Rời đi. Hãy để trẻ tại một nơi an toàn ví dụ như ở trong cũi. Rời khỏi phòng. Việc để trẻ một mình trong một thời gian ngắn sẽ tốt hơn so với việc có khả năng bạn sẽ làm đau trẻ
2. Bình tĩnh lại. Không tét đít, lắc hoặc đánh trẻ. Hãy tìm cách để bình tĩnh lại mà không làm trẻ bị đau
3. Gọi sự trợ giúp. Hãy gọi bạn bè, thành viên gia đình hoặc người nào mà bạn tin cậy và có thể giúp bạn
4. Hãy nhớ rằng cách bạn xử lý những cảm xúc mạnh như thế này sẽ cho trẻ thấy cách người lớn xử lý những cảm xúc ra sao. Hãy là một tấm gương tốt để trẻ noi theo
---
Nguồn tham khảo: "Chương trình làm cha mẹ “KHÔNG AI HOÀN HẢO” của UNICEF Việt Nam.
---
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.