Bạn biết không? Nhìn một đứa chỉ nằm chơi và bi bô như vậy nhưng thực ra ngay từ khi mới sinh trẻ đã bắt đầu 1 chương trình học và phát triển rất nhanh, và có sự phân bố logic để các kỹ năng được phát triển. Như, giai đoạn trước 12 tháng trẻ tập phát triển các kỹ năng cơ bản cho bản thân, giai đoạn sau đó trẻ tập trung phát triển các hành vi giao tiếp xã hội. Việc hiểu, nhận biết và theo sát trẻ trên từng cung đường của bố mẹ là cách để giúp trẻ phát triển đúng hướng và bạn cũng sẽ nhận ra đó thật sự là một điều kì diệu.
Hầu như tất cả các bé đều sẽ trải qua 5 kỹ năng lớn sẽ phát triển bao gồm: Lật, Ngồi, Bò, Đứng và Đi trong 12 tháng đầu đời.
Trong đó,
* LẬT: Là hoạt động sử dụng tốt các cơ lớn, gồm cả cơ cổ.
Để hỗ trợ bé việc phát triển cơ để tạo bước chuyển để lật, cha mẹ được khuyên cho bé nằm sấp lúc chơi đùa và khi bé còn thức.
* NGỒI: Bé sẽ phát triển kỹ năng này trong khoảng 4-8 tháng tuổi, thường 8 tháng tuổi bé có thể ngồi vững mà không cần hỗ trợ.
Ngồi là dấu hiệu của việc cần thay đổi cấu trúc thức ăn của trẻ từ dạng lỏng của uống sữa sang dạng ăn dặm. Do đó, ngồi cũng là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé thích hợp có thể bắt đầu ăn dặm.
* BÒ: Là một kỹ năng lớn chuyển tiếp từ trạng thái ít vận động sang vận động nhiều hơn, xa hơn. Trẻ phải phối hợp các cơ lưng, tay và chân để di chuyển, đồng thời phát triển nhận thức không gian để giữ trẻ di chuyển mà không va chạm. Nếu bạn quan sát thì mỗi ngày trẻ phát triển dần khả năng nhận biết không gian, đến một thời điểm trẻ có thể bò khắp nhà mà không va chạm và cũng có thể bò lên cầu thang.
* ĐỨNG VỊN: Để bé có thể sử dụng đôi chân làm trụ và kéo người thẳng là một bước chuyển không nhỏ. Trẻ học dần điều này từ 9 tháng tuổi. Khi 10 tháng tuổi, với sự hổ trợ của cha mẹ, bé có thể vịn di chuyển dọc theo đồ vật.
* ĐI: Từ 9 tháng -15 tháng tuổi, việc trẻ học cách đứng và di chuyển sẽ thuần phục dần
NHỮNG ĐIỀU TRẺ SẼ PHÁT TRIỂN Ở NHỮNG THÁNG TIẾP THEO
Sau 12 tháng, trẻ có thể vận động và nhận thức tốt hơn. Do đó, trẻ sẽ bắt đầu hướng sự phát triển về phía giao tiếp và hoạt động cùng cha mẹ và bạn bè. Đây là những cột mốc quan trọng
* TẠI 18 THÁNG TUỔI
Trẻ có thể:
+ Biết chỉ vào những điều có trên trang sách, có thể nói 1-2 từ đơn giản.
+ Nhận biết những đồ vật quen thuộc hay dùng
+Viết nguệc ngoạc
+Bước chân cao như lên bậc thang
* TẠI 24 THÁNG TUỔI
Trẻ có thể:
+Biết cách chơi cùng với bố mẹ hoặc bé khác
+Sử dụng câu 2-4 từ
+Biết những bộ phận quen thuộc của cơ thể
+Bắt đầu phát triển niềm tin và hiểu được hướng dẫn đơn giản dưới 3 bước. Do đó, lúc này trẻ có thể hiểu luật chơi và tuân thủ tốt nếu chúng ta cho trẻ biết rõ ràng từng bước.
+Hiểu được sự khéo léo trong di chuyển như đi thẳng theo đường vạch có thể vẫn loạng choạng. Nhưng, xuống hay lên dốc biết kìm chân.
* TẠI 36 THÁNG TUỔI
Trẻ có thể:
+ Bắt chước hành động của ai đó. VD đi khòm lưng giống bà
+ Nói để bạn hiểu, nhưng từ vẫn ngọng ngịu và sử dụng nhiều câu ngắn gọn
+Xếp hình 4 miếng
+Chạy chơi một cách dễ dàng
Nguồn tham khảo: Bác sĩ Anh Nguyễn.
---
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.