Sự phát triển trí não trước 6 tuổi là cần 2 yếu tố quan trọng: 1. Sự cân bằng giữa chất dinh dưỡng đầy đủ cho phát triển não bộ. 2. Nhân tố kích thích để phát huy các tín hiệu nơ-ron thần kinh hoạt động. Theo chuyên gia giáo dục Dorothy E., ĐH London đã chỉ rõ: hoạt động vui chơi chính là nhân tố kích thích này, thông qua các hoạt động vui chơi, bé sẽ trở nên tư duy tốt hơn, phát triển tốt kĩ năng xã hội, ngôn ngữ và trí tuệ
TRÒ CHƠI 1: GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC VẬT THỂ
Cha mẹ có thể tự làm bảng xếp hình đơn giản cho bé chơi để phát triển cấu trúc vật thể. Cha mẹ dùng 1 tấm carton sạch, vẽ các hình dạng như hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình thang, hình chữ nhật, hình đa giác (5 cạnh hoặc 6 cạnh) trên tấm carton. Dán băng dính 2 mặt vào mỗi hình (đừng tháo băng dính trước khi bé chơi). Bạn làm 2 bảng carton như vậy. Bạn cũng chuẩn bị thêm tấm giấy màu cứng cắt thành các hình dạng trên, dùng 4 màu đơn giản cho lần đầu chơi: Đen, đỏ, xanh lá cây và màu vàng.
Cách chơi:
Chơi lần đầu: Nên tập cho bé hiểu nguyên tắc hoạt động của trò chơi. Bạn tháo băng dính cho bé xem, và khuyến khích bé tháo cùng bạn. Để tay bé vào chỗ dính và nói: "tay con bị dính rồi" bé sẽ ngạc nhiên, và cười khi nghe mẹ nói vậy. Đừng ngại khi bé muốn làm đi làm lại. Đó là lúc bé học hỏi. Sau đó, bé sẽ thích thú tháo các băng dính còn lại. Khi bé hiểu nguyên tắc trò chơi. Bạn giúp bé chơi bước 2
Bước 2: Bạn bắt đầu với 1 bảng carton thứ 2, lần này bạn dạỵ bé làm sao tìm hình trùng với hình vẽ trên giấy carton. Ban đầu bé chỉ chú ý đến màu sắc. VD trong 4 màu trên, bé chỉ thích chọn 1 hoặc 2 màu để chơi, bạn cũng đừng ép bé phải chọn tất cả, bạn cứ để bé thoải mái chọn và chơi. Bên cạnh đó, bạn giúp bé giải thích về màu sắc và hình dạng, cứ từ từ lập lại. Trò chơi này tuy đơn giản, nhưng bằng sự yêu thích của bé và kiên nhẫn của bạn sẽ giúp bé quen dần với cấu trúc và cả màu sắc. Khi bé thành thạo, bạn nâng cao bằng nhiều màu sắc và đặt ra những câu hỏi để bé trả lời khi chơi cùng bé.
Tuổi thích hợp: 2 tuổi trở lên
Thời gian chơi: Mỗi phần không nên quá 10 phút
2. TRÒ CHƠI 2: TẠO KHÔNG GIAN VUI CHƠI CÓ ĐỊNH HƯỚNG
Cha mẹ dùng băng dính dán sàn nhà tạo các con đường để bé có thể di chuyển đồ chơi dọc theo. Các bé biết bò thì cha mẹ vẽ đường rộng hơn, khuyến khích bé bò theo con đường định hướng không gian. Khi bé lớn hơn, và chơi với các bé khác, cha mẹ có thể tạo ra những ngôi nhà để các bé vừa chơi vừa có thể tương tác lẫn nhau.
Tuổi thích hợp: từ 10 tháng tuổi
Thời gian chơi: không quá 10 phút
3. TRÒ CHƠI 3: NẶN ĐẤT XÉT
Có thể tự tạo đất xét tự nhiên bằng bột mì nhào với nước và thêm màu thực phẩm vào. Giữ khối bột trong 1 túi nilon sạch và lưu trữ 4 ngày.
Cha mẹ khuyến khích bé theo thứ tự 4 cấu trúc vận động sau: chạm, ngắt (làm vỡ miếng đát xét), nặn và xoe tròn.
Đối với các bé không thích cảm giác dính của đất xét, cha mẹ có thể dùng tấm nilon. quấn quanh đất xét. và khuyến khích bé chơi 4 bước trên. Khi bé quen dần thì không cần bao nilon nữa.
Tuổi thích hợp: từ 10 tháng tuổi
Thời gian chơi: không quá 10 phút
4. TRÒ CHƠI 4: IN ẤN
Cha mẹ để những dĩa màu nước và cho bé các dụng cụ như chìa khóa, lon, chai nước, cho bé tự nhiên dùng các vật dụng đề in lên 1 tờ giấy trắng to.
Tuổi thích hợp: từ 10 tháng tuổi
Thời gian chơi: không quá 10 phút
Notes:
Dorothy, E. (2004) Brain games for preschooler. Octopus publising
______
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616