• 111
  • lang
  • lang

PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

Dựa vào mức dộ cần thiết của sự hỗ trợ bên ngoài và khả năng thích nghi với môi trường xung quanh để có thể phân loại mức độ của rối loạn phổ tự kỉ. Theo tiêu chí của DSM-5 đưa ra 3 mức độ với các tiêu chí cụ thể như sau:

Mức độ nặng nhẹ

Giao tiếp xã hội

Hành vi bị giới hạn và lặp lại

Mức độ 1: Cần sự hỗ trợ

Nếu không có hỗ trợ, những suy yếu trong giao tiếp xã hội gây ra những suy yếu rõ ràng. Khó khăn trong khởi đầu sự tương tác xã hội, và những ví dụ rõ ràng về những phản ứng không bình thường hoặc không thành công đối với những sự chủ động tương tác từ người khác. Có thể giảm hứng thú tương tác xã hội. VÍ dụ, một người có thể nói đầy đủ và tham gia vào cuộc hội thoại nhưng lại thất bại trong nói chuyện qua lại với người khác, và cách kết bạn với người khác là lạ lùng, thường không thành công.

Sự thiếu linh hoạt trong hành vi gây ra những sự gây nhiễu.

Mức độ 2: Cần nhiều sự hỗ trợ

Những suy yếu rõ rệt trong giao tiếp xã hội có lời và không lời; suy yếu xã hội vẫn rõ ràng ngay cả khi có hỗ trợ; hạn chế khởi đầu tương tác xã hội; và đáp ứng giảm hoặc bất thường sự chủ động tương tác từ người khác. Ví dụ: một người rối loạn phổ tự kỉ  nói những câu đơn giản, tương tác bị giới hạn và hạn hẹp ở những sở thích đặc biệt, và có cách giao tiếp không lời lạ lùng.

Sự thiếu linh hoạt của hành vi, khó khăn trong việc ứng phó với những thay đổi, hoặc những hành vi bị giới hạn/lặp lại khác xuất hiện đủ thường xuyên để trở nên rõ ràng và có thể nhận biết được bởi người bình thường.

Mức độ 3: Cần rất nhiều sự hỗ trợ

Những suy yếu nghiêm trọng trong giao tiếp có lời và không lời gây ra những suy yếu nghiêm trọng trong chức năng sống hàng ngày, sự khởi đầu tương tác xã hội rất hạn chế, và sự đáp ứng tối thiểu những sự chủ động tương tác từ người khác.

Ví dụ: một người chỉ có một vài từ có thể hiểu được, hiếm khi khởi đầu một sự tương tác nào, và có cách tiếp cận bất thường để có được những cái mình cần thôi và chỉ đáp ứng với những tiếp cận xã hội rất trực diện.

Sự thiếu linh hoạt của hành vi, vô ùng khó khăn khi phải ứng phó với sự thay đổi, hoặc những hành vi giới hạn/lặp lại ảnh hưởng một cách rõ rệt đến chức năng sống trong tất cả các lĩnh vực. Rất khổ sở/khó khăn khi phải thay đổi sự tập tring hay hành động.

(Bảng – mức độ nặng nhẹ của Rối loạn phổ tự kỉ)

-----

Nguồn: Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ tại Việt Nam – Quỹ bảo trợ Trẻ em Việt Nam

------

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu