• 111
  • lang
  • lang

Sự bướng bỉnh chỉ như là những cá tính đặc biệt đáng yêu ở trẻ.

Trẻ bướng bỉnh

Tôi hiểu mỗi ngày người phụ nữ chịu rất nhiều áp lực từ công việc, từ gia đình, và cũng từ chính những hành động ngây ngô bướng bỉnh của trẻ. Tuy nhiên, khi bạn hiểu điều này thì sự bướng bỉnh chỉ như là những cá tính đặc biệt đáng yêu ở trẻ. Cách ứng xử của người mẹ đối với trẻ lúc này rất quan trọng. Nó rất cần sự bình tĩnh và thả lỏng để sáng suốt nhận ra rằng: Những biểu hiện hành vi dường như khó hiểu của trẻ lại đang cho trẻ những cơ hội để học và nhận thức về cuộc sống thú vị này.

Sự bướng bỉnh chỉ như là những cá tính đặc biệt đáng yêu ở trẻ.

Trẻ học về nhận thức như thế nào?

Trẻ tìm bài học từ sự trải nghiệm, gồm: Thử - Thất bại - Thử - Đạt được. Nhưng, khác người lớn chúng ta, trẻ nhỏ sẽ chia 1 bài học thành nhiều mảnh đặc điểm để học. Sau đó, trẻ học mỗi đặc điểm cho 1 quy trình cho đến khi ghép đủ số đặc điểm thành 1 bức tranh lớn.

Do đó, không phải ngẫu nhiên bạn gặp nhiều thứ “rất khó chịu” từ trẻ như:

• Trẻ thích bạn đọc hoài 1 mẫu chuyện 

• Trẻ cứ thích quăng ném, dù đã được dạy nhiều lần là không được

Những điều dường như rất khó chịu này từ trẻ lại là thử thách tình yêu và cách ứng xử của bạn trong việc giúp trẻ hoàn tất bài học này.

1, Trẻ con rất thích sự bừa bộn.

Trẻ rất thích sự bừa bộn, quậy "banh nhà", bày đủ thứ và rất bừa bộn trong bữa ăn, tèm lem mặt mũi tay chân…

Nhớ rằng bừa bộn là đặc tính của trẻ con vì ở đó trẻ đang ghép những bức tranh về đồ vật bằng cách làm nó bị xáo trộn. Người lớn học mọi thứ theo trình tự và sắp xếp cụ thể, nhưng trẻ con thì không học như vậy, trẻ con học theo sự sắp xếp ngẫu nhiên, càng ngẫu nhiên càng làm trẻ học được nhiều khía cạnh của vật thể. Bạn nên nhớ rằng: trẻ không hề biết vật thể này trước đó giống như bạn. TS. Perry, ĐH Wisconsin-Madison, Mỹ chia sẻ: những trẻ được để tự do, bừa bộn tèm nhem trong bữa ăn thì có sự phát triển tốt hơn về ngôn ngữ liên quan đến thức ăn so với các bé bị ép đút ăn. Hơn nữa, trẻ cũng ít biếng ăn hơn.

Vậy, điều mẹ cần làm là gì?

Thay vì sợ bừa bộn, kém vệ sinh, điều cha mẹ nên làm là luôn đảm bảo cho trẻ 1 bữa ăn đa dạng cân bằng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, ba mẹ đừng quên tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.

*Vì sao hệ tiêu hóa lại quan trọng

Vì nó là nơi đón nhận phần lớn các tác nhân gây bệnh từ đường miệng. Đó là lí do mà đường ruột chứa tới 70% các tế bào miễn dịch của cơ thể. Không những vậy, nơi đây còn chứa khoảng 300 triệu tế bào thần kinh tạo nên một mạng lưới chằng chịt bám thành ruột và sự hiện diện của hàng tỷ vi sinh vật đường ruột đang cư ngụ tại đây. Hoạt động giao tiếp hữu hiệu giữa các lợi khuẩn, lớp tế bào niêm mạc ruột và các tế bào thần kinh sẽ giúp đường ruột hoạt động hiệu quả không những trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển.

Cụ thể:

+Trong hành vi ăn uống của trẻ, chúng ta nên làm tốt 3 điều sau:

• Thay vì ép hay dụ trẻ ăn thật nhiều, bạn nên khuyến khích trẻ ăn theo nhu cầu và có thể tăng bữa ăn và bữa phụ.

• Cho phép thời gian bữa ăn tối đa 30 phút. Dạy trẻ nhai là quan trọng để trẻ không bị biếng ăn thịt, rau sau 2 tuổi.

• Hạn chế bánh, kẹo, nước ngọt cho trẻ < 6 tuổi và tránh ăn gần các bữa ăn, điều này sẽ làm trẻ no và tiêu hóa kém.

+ Đa dạng và cân bằng bữa ăn

Bữa ăn của trẻ nên có những nhóm dinh dưỡng chính gồm nhóm rau củ quả để cung cấp vi khoáng-chất xơ, nhóm tinh bột, nhóm chất béo, và nhóm chất đạm.

• Nhóm chất béo rất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Nên chọn dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, đậu nành... Trẻ cũng nên ăn 2 ngày cá/ tuần các loại cá dầu như cá chép, lươn, thu, hồi để nhận đủ chất béo nhóm omega-3: DHA.

• Nhóm tinh bột không chỉ có cơm, mà còn bún, mì, nui, bánh mì cũng là nguồn tinh bột tốt cho trẻ. Nếu trẻ không chịu ăn cơm, thì có thể giới thiệu những thực phẩm chứa tinh bột khác thay thế để đa dạng và tăng sự hứng thú của trẻ

• Chất xơ là hợp chất cần thiết cho hệ vi sinh vật đường ruột vì đây là thức ăn cho nhóm sinh vật này. Trẻ nên được khuyến khích ăn đa dạng rau củ để nhận đủ lượng chất xơ cần: 2-3 loại rau củ/ngày, khẩu phần 1 bữa = 1 nắm tay của trẻ. Bên cạnh đó, trong sữa mẹ cũng chứa một thành phần chất xơ rất tốt cho trẻ đó là HMO. Nhiều bằng chứng gần đây cho thấy dạng chất xơ này có tính vượt trội về miễn dịch thông qua tăng cường phát triển lợi khuẩn đường ruột nhóm bifidobacteria và ức chế sự bám dính nhóm hại khuẩn clostridium. Và điều đặc biệt là thành phần này đặc trưng chỉ có thể tìm thấy trong sữa mẹ. Do đó, sữa mẹ luôn là ưu tiên hàng đầu được khuyên dùng cho trẻ. Các tập đoàn lớn trên thế giới luôn cố gắng tổng hợp nghiên cứu để tạo ra sản phẩm gần giống sữa mẹ nhất.

• Nhóm đạm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ vì là nguồn cung cấp axit amin thiết yếu cho cơ thể, là chất xúc tác cho các phản ứng tổng hợp hợp chất, hỗ trợ hoạt động miễn dịch trong cơ thể, đồng thời là thành phần tiên quyết cấu tạo nên hệ cơ của cơ thể. Nên phân bổ mỗi tuần: 2-3 ngày thịt bò, heo, gà, trứng, sữa; 1-2 ngày cá và hải sản, 1-2 ngày đậu hủ, nấm hoặc đậu các loại

2, Trẻ thích tự làm.

Nếu bạn chú ý thì sẽ nhận ra rằng đứa trẻ nào cũng muốn giành làm cái mà cậu ta vừa nhìn thấy mẹ cậu làm. Tuy nhiên, rất nhiều cơ hội bị mẹ cậu bỏ qua chỉ vì 1 chữ sợ, sợ con làm hư, sợ con té, sợ con bị bẩn… Trí tưởng tượng và sự tò mò của một đứa trẻ không bị rập khuôn hay gò bó bằng 1 lối mòn suy nghĩ như người lớn chúng ta, và chính sự tò mò và sáng tạo này sẽ tạo nên kì tích lớn lao cho trẻ. Đó là câu chuyện đầy cảm hứng của cậu bé 13 tuổi người Mỹ, Jack Andraka. Ở độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới này, cậu phải nhận đến 199 lời từ chối bởi các nhà khoa học về ý tưởng quy trình cải tiến chẩn đoán ung thư sớm của cậu, cho đến lần thứ 200, cậu mới được GS. Maitra, ĐH Johns Hopkins, Mỹ chấp nhận vào lab để nghiên cứu và công trình này đã giúp cứu sống hàng ngàn người sau đó. Phía sau thành công của Jack là những người cha người mẹ luôn biết khơi dậy và nuôi dưỡng sự sáng tạo trong cậu.

Với cha mẹ Jack, không cần tìm cái gì khó khăn “cuộc sống quanh ta vốn dĩ đã là một câu đố khổng lồ. Tại sao không cho các con tự do khám phá những bí ấn của nó”. Họ cho rằng: đó là 1 cách vừa học vừa chơi đầy thú vị cho hai con. Từ 3 tuổi, cha Jack đã mua cho cậu một mô hình dòng sông 6 mét để Jack thử nghiệm đủ kiểu về dòng chảy khi cho các mẫu đá vào dòng sông nhỏ này. Người mẹ của Jack luôn khơi gợi hai anh em Jack với những câu hỏi tưởng chừng “điên rồ”, “điều gì xảy ra khi mặt trời biến mất?” Thế là hai anh em Jack có dịp suy luận và trả lời theo cách nghĩ riêng của mỗi người. Jack đã nói: “trời sẽ rất lạnh”, khi đó anh cậu nói: “trái đất sẽ bị bắn ra khỏi quỹ đạo”. Trò chơi tiếp tục với những câu trả lời thông qua đọc sách và tranh luận.

---

Sưu tầm

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.