• 111
  • lang
  • lang

Sức mạnh của lời nói đối với con trẻ.

Cha mẹ cần lưu tâm nhiều hơn trong lời nói và hành động của mình khi nuôi dạy trẻ. Việc chăm sóc con ngoan khỏe là việc rất khó khăn, nhưng đáng bỏ công khi nhìn thấy các bé lớn lên khỏe mạnh cả tâm hồn và thể chất.

HÃy ghi nhớ những nhân tố tạo ra sức mạnh:

Sự tích cực trong lời nói, hành động tạo ra sức mạnh
Sự rõ ràng tạo ra sức mạnh
Phần thưởng đúng tạo ra sức mạnh

Những nhân tố làm tiêu hao sức mạnh: 

La mắng, quát tháo là tiêu hao sức mạnh
Nói dối/không giữ lời hứa là tiêu hao sức mạnh
So sánh/nói đi nói lại một vấn đề là tiêu hao sức mạnh
Dùng phần thưởng để dụ bé (VD để dụ bé ăn cơm mở TV hoặc mua đồ chơi) là tiêu hao sức mạnh

Người đánh cược và người giữ cược:

Trong học thuyết 1 2 3 Magic, trẻ em (thậm chí các bé từ 5 tháng tuổi) được ví như là người đi đánh cược. Tại sao gọi các bé như vậy? vì các bé luôn cố lập lại một sự nài nỉ nào đó do não bộ bắt đầu phát triển. Lúc nhỏ các bé chỉ nài nỉ để được cho bé bú, được ôm ấp, được bế, được chơi và xem ipad, điện thoại để ăn. Lớn lên, bé có thể nài nỉ, vòi vĩnh có mục đích và có nhận thức như đòi ăn bánh, đòi đồ chơi,... Hành vi tiêu cực cũng bắt đầu hình thành.

Lâu ngày, sự lập lại và nài nỉ này giống như hành vi đi đánh cược. Hành vi này sẽ trở nên xấu hơn nếu bé có một vài dịp trúng cược.

Còn, cha mẹ/người chăm sóc là người giữ tiền cược.

Sử dụng sức mạnh của lời nói như thế nào?

Thứ 1, Hãy thay đổi lời nói của bạn theo chiều hướng tích cực khi nói với con cái của bạn.

Điều này không dễ, đặc biệt lúc bạn nóng giận, hay đang mệt mỏi. Tôi khuyên bạn nên ngưng 3 phút không nói gì, di chuyển bé và bạn ra khỏi tình huống đang xảy ra. Nghỉ 60 giây, thở nhẹ nhàng và bắt đầu dùng sức mạnh của lời nói.

Cha mẹ luôn trao đổi những điều nhân nghĩa, những điều tốt đẹp ngay từ lúc mang thai.

Thứ 2, bạn phải cho bé thấy 2 hướng giải quyết rõ rệt: CÓ hoặc KHÔNG. Không phải lúc nào cũng KHÔNG, tùy tình huống mà bạn phải cho bé biết sức mạnh của CÓ. VD, bé muốn giúp bạn mang dĩa đi dọn, mặc dù bạn sợ bé làm bể, nhưng hãy nói CÓ theo cách này: "tất nhiên là được chứ con gái của mẹ, nhưng mẹ sẽ mang dĩa, con giúp mẹ mang muỗng đũa nhé, nào chúng ta cùng làm nào!"

Tuyệt đối không bao giờ nói dối hoặc thất hứa với trẻ con, dù bé còn nhỏ. Sự thất hứa và nói dối là làm trẻ không tin vào cuộc sống, vào người chăm sóc, vết hằn tổn thương tâm lý này khá lớn, phải hơn chục năm mới có thể lành, nhưng vẫn là vết hằn. Sự không chung thủy của cha mẹ cũng cũng xếp vào chấn thương tâm lý này. Các bé dưới 2 tuổi nếu bị chia cắt đột ngột của cha hoặc mẹ sẽ có khuynh hướng tự kỉ cao khi lớn. Hoặc trẻ từ 6-15 tuổi nếu xảy ra chia cắt cha mẹ sẽ có khuynh hướng mất tự chủ bản thân sau đó. Tất cả phải được điều trị phục hồi lâu dài.

So sánh là một điều nên tránh, đặc biệt các bé từ 3 tuổi trở lên. Không bé nào giống bé nào, kể các các bé sinh đôi cùng trứng. Đừng so sánh. Thay vì so sánh thì hãy động viên bé cố lên.

Khi bé vòi vĩnh, ương bướng một việc gì. Bé là người đang đánh cược, cha mẹ hãy là người giữ tiền cược kiên định để bé không thể thắng cược. Sẽ khó làm việc này ban đầu hoặc lỡ 1 lần cho bé thắng cược, nhưng cha mẹ nên nói không cho các lần cược. Một lần nữa, hãy nói NO một cách tích cực, quyết đóan và đưa bé ra khỏi tình huống đó ngay. Sau nhiều lần đánh cược thất bại thì bé sẽ ngoan hơn. Lưu tâm là bé có thể chọn một người giữ tiền cược khác như ông bà, anh chị em trong gia đình.

Notes:
Noel Swandon (2004) Good Child Guide. Aurum, London

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.