• 111
  • lang
  • lang

Tại sao đọc sách lại có ảnh hưởng lớn đến trí tuệ và lực học của con trẻ?

Đọc sách ngoài giờ học có một ma lực, âm thầm phú cho con trẻ nguồn năng lượng khác nhau - tất cả những em từ nhỏ đã đọc nhiều sách, trạng thái trí tuệ và lực học của các em sẽ tốt hơn; tất cả những em từ nhỏ ít đọc sách, lực học thường rất bình thường; kể cả là tốc độ làm bài tập, thông thường đều chậm hơn rất nhiều so với các em đọc nhiều sách.

Tại sao đọc sách lại có ảnh hưởng lớn đến trí tuệ và lực học của con trẻ?

Nhà giáo dục Vasyl Olexandrovych Sukhomlynsky đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về việc đọc sách của thanh thiếu niên, ông đã trình bày nhiều quan điểm rõ ràng về mối quan hệ giữa việc đọc sách và lực học.

Ông nói: “Kinh nghiệm ba mươi năm khiến tôi tin rằng, sự phát triển về mặt trí tuệ của học sinh được quyết định bởi khả năng đọc sách tốt”. Từ góc độ tâm lý học ông phân tích rằng, “Thiếu khả năng đọc sách sẽ gây trở ngại và ức chế sự hình thành của những liên kết rất nhỏ trong não, khiến chúng không thể bảo đảm một cách thuận lợi mối liên hệ giữa các tế bào thần kinh. Người nào không giỏi đọc sách, người ấy sẽ không giỏi suy nghĩ”. Ông đã chỉ ra cái hại của việc ít đọc sách, “Tại sao có những học sinh thời thiếu nhi thông minh, lanh lợi, khả năng lý giải tốt, chăm chỉ ham học hỏi, nhưng đến thời thiếu niên trí tuệ lại sa sút, thái độ đối với tri thức lạnh nhạt, đầu óc không linh hoạt? Đó là do chúng không biết đọc sách!”, trong khi “Một số học sinh dành thời gian không nhiều cho việc làm bài tập ở nhà, nhưng thành tích học tập của chúng lại không kém. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này không hoàn toàn nằm ở chỗ những học sinh này có tài năng hơn người. Đó thường là do chúng có khả năng đọc khá tốt. Và khả năng đọc khá tốt đã thúc đẩy tài năng, trí tuệ phát triển” . “Phàm là những học sinh ngoài sách giáo khoa không đọc sách gì khác, những kiến thức mà chúng nắm bắt được trên lớp rất hời hợt, đồng thời dồn toàn bộ công sức cho việc làm bài tập ở nhà. Do gánh nặng bài tập ở nhà quá nặng, chúng không có thời gian đọc sách báo khoa học, điều này đã tạo nên một vòng tuần hoàn xấu”.

Tâm lý học hiện đại đã có rất nhiều chứng minh và chứng thực cho điều này. Tổng kết lại những lý luận học tập của các nhà tâm lý học như Jean Piaget(3), Jerome Seymour Bruner(4), David Ausubel(5) có thể thấy hai điểm then chốt: Một là sự phát triển của tư duy và hệ thống ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau, hai là học tập kiến thức mới phải dựa vào vốn kiến thức đã có từ trước. “Đọc” là một hoạt động lấy ký hiệu ngôn ngữ làm công cụ trung gian, bao hàm những nội dung phong phú, vượt qua phạm vi của đời sống hiện thực, khiến cho “hệ thống ngôn ngữ” của người đọc phát triển tốt hơn, đồng thời có thể khiến cho “nền tảng trí tuệ” của anh ta phong phú hơn, từ đó khiến cho khả năng tư duy và khả năng học kiến thức mới của anh ta tốt hơn. Phàm là những học sinh ngoài sách giáo khoa không đọc sách gì khác, những kiến thức mà chúng nắm bắt được trên lớp rất hời hợt, đồng thời dồn toàn bộ công sức cho việc làm bài tập ở nhà. Do gánh nặng bài tập ở nhà quá nặng, chúng không có thời gian đọc sách báo khoa học, điều này đã tạo nên một vòng tuần hoàn xấu.

Trong giai đoạn học tiểu học, thậm chí những lớp dưới của cấp hai, chỉ dựa vào trí thông minh là có thể đạt được thành tích cao, nhưng nếu như không có việc đọc làm bước đệm, càng lên lớp cao càng tỏ ra lực bất tòng tâm.  Cấp một, thậm chí là cấp hai, không có cái gọi là tụt hậu trong việc học, cũng không tồn tại thành tích xuất sắc tuyệt đối, tất cả đều có thể thay đổi. Sức mạnh thần kỳ khiến tình hình thay đổi chính là việc đọc sách ngoài giờ học. Nó thực sự giống một cây gậy thần, càng ngày càng chứng tỏ được tác dụng thần kỳ.

Để cho trẻ thông minh và học giỏi, bố mẹ đều cố gắng hết sức mình, từ lúc mang thai đã bắt đầu ăn cái nọ tẩm bổ cái kia. Chắc chắn chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sự phát triển ở đại não của trẻ, nhưng cho dù ăn nhiều thứ tốt đến bao nhiêu, đều chỉ là một phép cộng. Ngoài một số rất ít trẻ em phi thường, tất cả những em sau khi sinh ra khoẻ mạnh, cuối cùng sự khác biệt về mặt trí tuệ giữa các em không nằm ở các nhân tố vật lý hay sinh lý này, mà nằm ở giáo dục vỡ lòng. Phương pháp quan trọng nhất của hoạt động khai sáng trí tuệ chính là đọc sách, đó là một phép nhân, có thể khiến trí tuệ của trẻ tăng theo cấp số nhân. Một số giáo viên và phụ huynh không coi trọng việc đọc sách ngoài giờ học của trẻ, là do họ luôn lo rằng, chỉ riêng việc hoàn thành chương trình học ở trường trẻ đã bận lắm rồi, thi đạt điểm cao là điều quan trọng nhất, việc đọc sách ngoài giờ học vừa lãng phí thời gian vừa ảnh hưởng đến học hành, không đáng phải làm. Suy nghĩ này thực tế là sai lầm. Một nắm hạt giống vùi xuống đất, có hạt nhận được lượng nước thích hợp và nguồn ánh sáng dồi đào, có hạt vừa thiếu nước vừa không có ánh nắng mặt trời, cuối cùng sẽ khác nhau rất lớn. Đọc sách chính là nguồn nước và ánh sáng của trí tuệ.

Đọc sách chính là nguồn nước và ánh sáng của trí tuệ.

Một câu hỏi được đặt ra, lẽ nào người thường xuyên đọc sách nhất định sẽ học giỏi ư, không đọc sách chắc chắn sẽ không tốt ư? Đương nhiên là không. Trong quá trình suy nghĩ một vấn đề hoặc miêu tả một hiện tượng chúng ta không thể tuyệt đối hóa nó. Tôi không dám nói tất cả những đứa trẻ thích đọc sách chắc chắn đều học giỏi, nhưng tôi có thể khẳng định rằng, những đứa trẻ không bao giờ đọc sách ngoài giờ học hoặc rất ít khi đọc sách ngoài giờ học chắc chắn học sẽ không xuất sắc. Nếu so sánh một nhóm em thích đọc sách với một nhóm em không thích đọc sách ngoài giờ học, chắc chắn sự khác biệt giữa các em trong việc học sẽ rất rõ rệt. Muốn để một đứa trẻ trở nên thông minh hơn thật đơn giản biết bao, hãy để cho trẻ đọc nhiều sách!

Sách vở chính là một cây gậy thần, sẽ đem lại cho trẻ một ma lực trong việc học tập, có thể giúp cho trí tuệ của trẻ được phát triển. Những đứa trẻ thích đọc sách, chính là những đứa trẻ được gậy thần chạm vào, chúng thật may mắn biết bao!

Sách vở chính là một cây gậy thầnnhững đứa trẻ được gậy thần chạm vào, chúng thật may mắn biết bao!

Sưu tầm.

----

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616