• 111
  • lang
  • lang

Tại sao trẻ hay nhõng nhẽo khi gặp mẹ?

Các bé từ 11 tháng tuổi trở lên thường có biểu hiện hành vi như thế này: Lúc mẹ vắng nhà, trẻ chơi vui vẻ cùng với ông bà/người chăm sóc, ít khóc và mè nheo (nhõng nhẽo). Khi mẹ về hoặc chỉ cần thấy mẹ, bé trở nên mè nheo, khóc quấn lấy mẹ, đòi mẹ bồng bế.

Tại sao trẻ biểu hiện hành vi này?

Trẻ không hẳn là nhõng nhẽo trong tình huống này. Thực tế, não trẻ đang chuyển sang một giai đoạn là độc lập và tự điều chỉnh hành vi. Điều này có nghĩa rằng: Trẻ có thể độc lập và chơi mà không cần mẹ. Tuy nhiên, một phần của não bộ vẫn lưu giữ những hình ảnh của mẹ khi hai mẹ con chơi đùa cùng với nhau, khi mẹ cho bé bú, khi mẹ tắm bé. Theo Gs.Bs. Swanson, BV Hampshire, Anh Quốc, sự kì diệu của điều này là do sự tái lập kết nối những tế bào thần kinh ở võ não vào đúng thời điểm bé gặp mẹ. Hình ảnh người mẹ lại trở nên to hơn, lớn hơn trong não bộ bé, bé tràn ngập trong xúc cảm và bé biểu hiện cảm xúc, nhớ mẹ, nhớ cách mẹ bế em như thế nào.

Tuy nhiên, mặt trái của điều này là bé khó học được tính độc lập nếu cha mẹ phản ứng không đúng. Hoặc bé rất dễ bị rơi vào ma trận của cảm xúc, điều mà bé sẽ mè nheo mẹ mãi. Đây mới thực sự là nhõng nhẽo/mè nheo theo đúng nghĩa. Sự nhõng nhẽo này là kéo dài do quy trình phát triển tính độc lập bị trì hoãn.

Điều gì cha mẹ nên làm?

Câu trả lời cho câu hỏi này rất quan trọng vì cách bạn ứng phó với tình huống này tốt cũng sẽ giúp bé thành công trong việc hình thành tính độc lập và sự tự điều chỉnh, mà không làm mất xúc cảm của bé.

Vậy, thực tế, bạn được khuyên như thế nào:

- Xúc cảm lúc gặp mặt bạn là to và lớn nhất, bé rất dễ rơi vào ma trận cảm xúc. Do đó, lúc gặp bé khi đi làm về, tôi hiểu bạn nhớ bé như thế nào, bé cũng muốn gặp bạn để nhõng nhẽo như thế nào, nhưng đây là lúc mạnh nhất của cảm xúc. Bạn chạy đến bên bé, trước khi bé biểu hiện xúc cảm (Điều này quyết định thành công), hôn má bé và hỏi han bé ở nhà như thế nào. Lúc này, bé sẽ bắt đầu nhõng nhẽo, đòi mẹ bồng, khóc- một biểu thị cảm xúc hết sức bình thường.

- Bạn bình tĩnh tiếp tục nói chuyện với bé. Nếu bé đang chơi thì gợi bé vào trò chơi với bạn. Cố kéo dài 6-10 phút, trong thời gian này bạn không nên bế bé như bé khóc yêu cầu. Sau 10 phút, bạn ôm bé , nói chuyện với bé và có thể bế bé đi tắm hoặc làm gì bé thích. Lúc này hãy thể hiện của xúc của bạn lớn như thế nào cho bé.

Tại sao phải 6-10 phút?

Để bé có không gian điều chỉnh cảm xúc của mình, mẹ có thể điều chỉnh hướng cảm xúc của bé để bé học cách điều chỉnh và độc lập.

Note:
Noel Swanson (2003) The good child guide - Putting and end to bad behaviour, Aurum, London

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.