• 111
  • lang
  • lang

Thủ tướng phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025.

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 830/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025. Mạng lưới đóng vai trò là một tổ chức liên ngành, giúp Bộ trưởng Bộ TT&TT tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

Mạng lưới có các chức năng, nhiệm vụ cụ thể: 

- Đẩy mạnh truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức xã hội về hoạt động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng;

- Tiếp nhận phản ánh, thu thập thông tin về các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng;

- Tổng hợp, phân loại và điều phối các thành viên Mạng lưới xử lý các phản ánh, thông tin về hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng;

- Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm, nội dung lành mạnh, sáng tạo cho trẻ em trên môi trường mạng;

- Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng;

- Tham gia xây dựng và vận động thực hiện Bộ quy tắc ứng xử, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng;

- Kết nối với các mạng lưới bảo vệ trẻ em quốc tế nhằm nâng cao hình ảnh Việt Nam trong hoạt động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng;

- Tư vấn, đề xuất chính sách, quy định về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cục An toàn thông tin được giao nhiệm vụ là cơ quan điều phối của Mạng lưới, có trách nhiệm thành lập Ban Điều hành do lãnh đạo cơ quan điều phối Mạng lưới làm Trưởng ban, Tổ giúp việc, Tổ chuyên gia của Mạng lưới để tổ chức và hỗ trợ thực hiện các hoạt động của Mạng lưới. 

Mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng này là liên minh bao gồm: Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT (Cơ quan điều phối Mạng lưới); Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an; Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Báo chí.

Ngoài ra, còn có Báo Vietnamnet; Ban Công tác Thiếu nhi, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam; Hội Bảo vệ Trẻ em Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Tổng Công ty Viễn thông MobiFone; Công ty Cổ phần Viễn thông FPT; Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC; Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam, Công ty Cổ phần VNG; Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc tại Việt Nam; Tổ chức Plan International Việt Nam; Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam; Tổ chức ChildFund Việt Nam; và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững (MSD).

Báo Dân Việt

Xem thêm: Hướng dẫn trẻ nhận biết tin thật giả trên môi trường mạng (Phần 1)

Hướng dẫn trẻ nhận biết tin thật giả trên môi trường mạng (Phần 2)

---

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061