• 111
  • lang
  • lang

Trầm cảm sau sinh.

Theo một nghiên cứu của TS. Norhayati, ĐH Universiti Sains Malaysia cho thấy: có đến 63% phụ nữ Châu Á sau sinh có thể phát triển trạng thái trầm cảm, mà phần lớn họ lại không nhận ra điều đó. Con số này cao hơn so với các nhóm phụ nữ ở các Châu lục khác.

CUỘC SỐNG SAU SINH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ KHÔNG MẤY DỄ DÀNG

Một điều khoa học phải công nhận là cuộc sống của người phụ nữ không dễ dàng chút nào sau sinh. Đừng vội trách móc: tại sao lại nghĩ quẩn vậy, tại sao cô ấy luôn nóng giận và bực tức vô cớ! Có lẽ, họ không hẳn làm chủ được suy nghĩ của mình trong nhiều trường hợp. Sau sinh, một hormone hoạt động trên não gọi là allopregnanolone có nguy cơ giảm khủng khiếp. Sự giảm của nó có liên quan đến hội chứng lo lắng và trầm cảm sau sinh vì thay đổi "những tín hiệu tế bào" chết người sau đó. Hậu quả là tỷ lệ "nghĩ quẩn" trong năm đầu sau sinh của người phụ nữ là rất cao. Tốt hơn là đừng để "cái tín hiệu" đó kích hoạt vì khi đó có thể là quá muộn.

TS. Payne, ĐH Johns Hopkins, Mỹ từng nhấn mạnh về ảnh hưởng của tác nhân stress môi trường (VD. con khóc, người này nói ra người kia nói vào, bất đồng, áp lực gia đình ...) cũng liên quan đến sự giảm hormone này cũng như gia tăng tỷ lệ trầm cảm ở người phụ nữ.

LÀ CHỒNG, TÔI NÊN LÀM GÌ ĐỂ CHIA SẼ VỚI CÔ ẤY?

Bạn có bao giờ tự hỏi: tại sao người phụ nữ sau sinh thường dễ phát điên chỉ với 1 vài câu nói? Lúc này là lúc bạn cần yêu thương lấy cô ấy và nắm tay cô ấy thật chắc vì cô ấy yếu đuối và rất cần được chia sẽ

Bà Karen, GĐ Trung Tâm Quản Lý Trầm Cảm Sau Sinh, Mỹ từng giải thích: Tâm trạng và sự dễ bị tổn thương về cảm xúc của những phụ nữ sau sinh sẽ làm họ trở nên "khó giao tiếp" hơn. Nghĩa là, đôi lúc một lời nói vô ý cũng có thể làm cô ấy buồn bã và tự trách bản thân. Do đó, đừng phán xét với những câu không giá trị như: "sao sữa ít vậy" hoặc "sao con khóc hoài vậy!"

Bà cũng ví dụ thêm những cách nói và quan tâm sáo rỗng có thể không cho cô ấy hiểu thông điệp yêu thương của bạn:

● Nếu bạn nói với cô ấy rằng cô ấy là một người mẹ tốt ... cô ấy có thể nghĩ rằng bạn chỉ nói vậy để cô ấy cảm thấy tốt hơn.

● Nếu bạn nói với cô ấy rằng cô ấy xinh đẹp ... cô ấy có thể cho rằng bạn đang nói dối.

● Nếu bạn nói với cô ấy rằng đừng lo lắng về bất cứ điều gì ... cô ấy có thể nghĩ rằng bạn không biết cô ấy cảm thấy tồi tệ như thế nào.

● Nếu bạn nói với cô ấy rằng bạn sẽ về nhà sớm để giúp cô ấy ... cô ấy có thể cảm thấy tội lỗi.

● Nếu bạn nói với cô ấy rằng bạn phải làm việc muộn ... cô ấy có thể nghĩ rằng bạn không quan tâm.

Thay vào đó, cách giao tiếp tốt nhất là chia sẻ cùng cô ấy điều cô ấy quan tâm và nói với cô ấy điều bạn muốn làm cho cô ấy.

Điều này có thể làm với tình yêu thông qua những hành động đơn giản như:

● Giúp đỡ với các công việc nhà.

● Giảm lịch hẹn cafe hay đi nhậu với bạn bè.

● Giúp cô ấy nhận và trả lời điện thoại khi cần

● Bỏ một đống quần áo dơ vào máy giặt.

● Giúp cô ấy chuẩn bị bữa tối.

● Luôn sắp xếp đi cùng cô ấy đến các cuộc hẹn của bác sĩ.

● Luôn nắm chặt tay cô ấy hay ôm cô ấy và chỉ im lặng mỗi khi cô ấy nóng nảy hoặc nói những lời tiêu cực về bản thân.

● Một điều quan trọng khác bạn cũng cần làm là ở bên cô ấy nhiều nhất có thể. Ngồi với cô ấy. Không TV, không điện thoại, không trẻ em, không chó, không hóa đơn, không báo chí. Chỉ bạn và cô ấy. Hãy cho cô ấy biết bạn đang ở đó. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện, đặc biệt là với một người có vẻ rất buồn hoặc quá xa cách. Năm phút mỗi ngày là số phút để bắt đầu.

● Gọi cho cô ấy từ cơ quan để trò chuyện khi cần. Hãy gọi lại cho cô ấy nếu cô ấy có một ngày tồi tệ.

● Khi cô ấy pha sữa hay thay tã, tắm con, hãy hỏi cô ấy xem bạn có thể giúp được gì không.

● Nhìn vào mắt cô ấy khi cô ấy nói chuyện với bạn.

● Khuyến khích cô ấy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể bằng câu nói "anh biết làm nó, để anh làm thử"

● Hãy can thiệp để cô ấy có thể có một giấc ngủ không bị gián đoạn buổi tối.

● Cố gắng tìm một chút thời gian "anh và em" mà không có sự phân tâm nào khác.

● Lắng nghe cô ấy khi cô ấy tích cực lẫn tiêu cực

● Kiên nhẫn, đừng quạu

Notes

Norhayati MN, et al. Magnitude and risk factors for postpartum symptoms: a literature review. J Affect Disord. 2015;175:34–52.

Payne JL, Maguire J. 2019 Pathophysiological mechanisms implicated in postpartum depression. Front Neuroendocrinol;52:165-180.

Klelman. K. 2011 For Dads: What To Do, What Not To Do When Your Wife Has PPD. Psychology Today

------

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu. 

- Địa chỉ Fanpage: https://www.facebook.com/tuvantrilieutamlytreem