• 111
  • lang
  • lang

Trẻ chậm nói ngày một gia tăng, mẹ cần đối diện như thế nào?

“Những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ giãn cách này có điểm nhận thức thấp hơn nhóm trẻ sinh ở giai đoạn trước đó”, dẫn lời từ tạp chí nổi tiếng Forbes. Thực ra đó là kết quả từ một nghiên cứu gần đây của nhóm các nhà khoa học tại ĐH Brown, Mỹ khi đánh giá hơn 700 trẻ bằng thang đo Mullen cho trẻ từ 3 tháng -3 tuổi.

Một điều đáng quan tâm nữa là chúng ta tưởng chừng như khoảng thời gian giãn cách xã hội đang mang cha mẹ đến gần hơn với trẻ, nhưng không. Thật ra trẻ bị mất mác nhiều hơn chúng ta nghĩ, trẻ không được đến trường, không được đi thăm ông bà, đi công viên, đi nhà sách…nhưng trẻ lại tăng thời gian sử dụng màn hình điện tử, và chính những điều này có thể làm tăng nguy cơ chậm nói và thiếu giao tiếp ở trẻ. Minh chứng cho điều này, một báo cáo của nhóm TS. Heuvel, BV Nhi, Canada đã cho thấy: những “bảo mẫu bất đắc dĩ này” có thể liên quan đến khoảng 50% nguy cơ chậm nói và ít giao tiếp ở trẻ.

Theo GS. Mclaughlin, trường Y ĐH Virginia, Mỹ chậm nói có liên quan đến việc gia tăng những khó khăn trong việc đọc, viết, chú ý và khả năng hòa nhập xã hội sau này của trẻ. Cho đến nay, nhiều bằng chứng cho thấy việc chậm nói ở trẻ có liên quan chặt chẽ đến sự thiếu giao tiếp giữa trẻ và cha mẹ trong gia đình, đặc biệt ở giai đoạn phát triển sớm của trẻ.

LÀM SAO NHẬN BIẾT TRẺ CÓ ĐANG CÓ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ?

Với trẻ dưới 5 tuổi, não bộ trẻ như 1 máy thu và máy phát hình và tiếng. Nó thường không chọn lọc. Não bộ của trẻ có thể xử lý tiếp nhận lên đến 2.100 từ/giờ và có thể đến 100,000 từ/ngày. Tưởng nó sẽ quá tải, nhưng đó là công việc mỗi ngày của não bộ trước 5 tuổi. Số lượng này là trung bình đạt được trong quá trình giao tiếp hằng ngày với trẻ.

Có một số cột mốc có thể cha mẹ sẽ cần chú ý về sự phát triển ngôn ngữ thông thường ở trẻ:

• Từ 2 tháng tuổi, trẻ có thể tạo những âm thanh gây chú ý hơn là chỉ khóc như giai đoạn trước

• Từ 5 tháng tuổi, trẻ biết và chú ý đến ai đó nói chuyện với trẻ

• Từ 6 tháng tuổi, trẻ có chú ý khi được gọi tên

• Từ 12 tháng tuổi, trẻ có thể i a nói những từ đơn

• Từ 2 tuổi, trẻ có thể bắt đầu dùng câu có 2-4 từ

Bạn cần lưu tâm đặc biệt hoặc tư vấn bác sĩ nếu trẻ vào những trường hợp sau:

• Chưa nói bập bẹ khi 15 tháng tuổi

• Đến 18 tháng vẫn chưa nói được từ nào hoặc chỉ ậm à không ra từ

• Không nói chuyện khi 2 tuổi

• Đến 3 tuổi trẻ không thể diễn đạt cho bạn hiểu bằng từ, ngôn ngữ, câu ngắn

CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TỐT?

1. Tăng thời gian giao tiếp thật với trẻ cũng như cho trẻ thấy tình yêu của bạn dành cho trẻ

BS Nhi Radesky, ĐH Y Michigan từng chia sẻ: trẻ nhỏ không tìm thấy bất kì lợi ích nào về ngôn ngữ hay tình yêu nếu được cho chiếc điện thoại/ipad. Hãy kể chuyện, hát các bài hát, đọc sách, chọn những gì trẻ quan tâm để làm giàu câu chuyện về điều đó…

Bạn có thể làm giàu cuộc trò chuyện qua lại bằng 2 cách:

• Quan sát để theo điều trẻ nói

• Hỏi và đợi trẻ trả lời, giải thích, hoặc phân tích điều trẻ nói hay chọn

2. Dinh dưỡng đầy đủ cho phát triển não bộ

Thực ra, sự sản xuất tiếng nói cũng là kết quả của hàng loạt kích thích và dẫn truyền thông qua tế bào thần kinh đến các cơ quan đích để giúp trẻ ghi nhớ, đáp ứng và phát ra tiếng nói.

Đừng quên rằng 5 năm đầu đời là khoảng thời gian phát triển thần tốc và mạnh mẽ của não bộ. Trẻ có 5 năm này để tăng tốc kích thước não bộ bằng 90% người trưởng thành. Những năm sau đó não chỉ phát triển thêm 10% còn lại. Trong 5 năm đầu đời, không chỉ vùng phát triển ngôn ngữ, mà các vùng quan trọng khác như tư duy, cảm xúc và nhận thức cũng đang phát triển mạnh mẽ. Dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng ở độ tuổi này là rất quan trọng để đảm bảo quá trình hoàn thiện của não bộ cũng như sự phát triển của các kết nối thần kinh.

Trong đó, chất béo là nguồn nguyên liệu quan trọng cho giai đoạn sớm của phát triển não bộ vì nó là nguyên liệu cho cấu trúc và chức năng của các tế bào thần kinh. Đặc biệt, chất béo không bão hòa chuỗi dài như Omega-3 và Omega-6 đã được chứng minh là có vai trò quan trọng và mang nhiều lợi ích cho phát triển não bộ.

• Một nghiên cứu tổng quan trên 29 thí nghiệm lâm sàng được dẫn đầu bởi TS. Kirby, ĐH South Wales, Anh cho thấy chất béo Omega-3/Omega-6 giúp cải thiện khả năng đọc, đánh vần cũng như sự tập trung ở trẻ.

• Chất béo Omega-6 có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu… và trong những loại hạt như hướng dương, hạt điều, hạnh nhân…

Chất béo Omega-3 là dạng cơ thể không tư tổng hợp được, mà cần bổ sung từ bên ngoài. Chúng ta thường biết nhiều về dạng Omega-3 từ cá, nhưng thực ra trong thực vật cũng chứa nguồn chất béo Omega-3 này. Hơn nữa, trong thực vật cũng thường chứa thành phần vitamin E tự nhiên giúp chất béo Omega bền vững hơn.

Do đó, Omega thực vật đã và đang được ứng dụng nhiều trong các loại dược phẩm, thực phẩm phổ biến ở Châu Âu như trong sản phẩm Fitobimbi Omega của Ý. Đây là sản phẩm đã có mặt tại nhiều quốc gia, chúng ta có thể tìm mua dễ dàng ở nhiều cửa hàng tại các nước châu Âu như Anh, Pháp, Ý… và cũng đã có mặt ở Việt Nam.

Điều đặc biệt của Omega-3 thực vật trong Fitobimbi Omega là nguồn Omega-3 được chiết xuất từ quả lý chua đen. Đây một loại quả được ứng dụng nhiều do trong thành phần dinh dưỡng của nó vì có chứa tỷ lệ 4:1 một cách tự nhiên giữa chất béo Omega-6 và Omega-3. Theo TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Irael cho biết: tỷ lệ này được xem là lí tưởng và có liên quan tích cực đến các hoạt động phát triển cấu trúc não bộ ở giai đoạn sớm của trẻ.

3. Sử dụng những kỹ năng tiền ngôn ngữ để giúp trẻ phát triển kĩ năng nói tốt hơn

Thời gian ở bên trẻ, bạn nên tận dụng để chơi và giao tiếp cùng trẻ thay vì để trẻ thụ động xem điện thoại hay TV. Trong giao tiếp cùng trẻ, đặc biệt các bé trong giai đoạn học nói hoặc chưa bắt kịp được cách phát âm, hay ghép từ thành câu, cha mẹ có thể sử dụng một số kỹ năng tiền ngôn ngữ được khuyên này để tăng cách thức giao tiếp và truyền đạt thông tin cho trẻ.

• Luôn giao tiếp bằng mắt: Đây là cách làm trẻ cảm thấy được quan tâm và dễ hiểu cảm xúc và ý định của bạn. Trẻ cũng học cách trò chuyện và nhìn vào mắt bạn

• Gây chú ý cho trẻ bằng giọng nói, tên, màu sắc hay đồ vật/nhân vật trẻ thích.

• Dự đoán ý định của trẻ sẽ giúp bạn đáp ứng hay khuyến khích bé tham gia.

• Hướng dẫn trẻ khi cần một điều gì đó có thể chỉ tay hoặc dẫn mẹ đến thứ bé muốn

• Thường xuyên sử dụng biểu cảm trên khuôn mặt và cử chỉ hình thể khi đọc sách hay kể chuyện cho trẻ nghe.

• Trong mọi hoạt động, bạn không nên làm thay trẻ mà nên hướng dẫn trẻ cách thực hiện từng bước và khuyến khích trẻ làm tới cùng.

• Bạn có thể phát âm rõ lại từ trẻ vừa nói và khuyến khích trẻ bắt chước. VD, trẻ nói không rõ từ “con hổ”, bạn khích lệ “giỏi lắm Bi. nó là Con hổ” bạn “gừm gừm” gây chú ý cho trẻ và bạn gầm gừ lần nữa để khuyến khích trẻ nói “con hổ” với câu hỏi “gừm gừm! con gì nào Bi?”

Notes

Joy, K. 2017. Do Smartphones and Other Devices Cause Speech Delays in Young Children? Michigan Health

Haseltine W.A. (2021) Children Born During Pandemic Show Lower Cognitive Scores. Forbes

Yehuda, S. (2003) Omega–6/Omega–3 Ratio and Brain-Related Functions. In: Omega–6/Omega–3 Essential Fatty Acid Ratio-The Scientific Evidence. Simopoulos AP, Cleland LG (eds). World Rev Nutr Diet. Basel, Karger, 92, pp 37–56

Kirby A, Derbyshire E (2018) Omega-3/6 Fatty Acids and Learning in Children and Young People: A Review of Randomised Controlled Trials Published in the Last 5 Years. J Nutr Food Sci 8: 670

------

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu. 

- Địa chỉ Fanpage: https://www.facebook.com/tuvantrilieutamlytreem