• 111
  • lang
  • lang

Trẻ hay mách lẻo và bài học về sự thỏa hiệp.

Không ít cha mẹ băn khoăn về sự mách lẻo của trẻ. Ví dụ, bất cứ việc gì trẻ cũng chạy lại bạn và mách lẻo bạn về ai đó vừa đánh mình, vừa làm gì sai hoặc vừa giành đồ chơi của bé. Một cách khác các con cũng hay chọn là khóc để gây chú ý của mẹ để mách lẻo về sự việc gì đó và ai đó vừa làm không hài lòng bé. Điều quan tâm ở đây: Liệu khi gặp hành vi này cách chúng ta sẽ xử lý như thế nào là được khuyên? và Liệu trẻ có thực sự phát triển thành 1 "người chuyên mách lẻo người khác" khi lớn không?

TẠI SAO TRẺ THƯỜNG MÁCH LẺO?

Đầu tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng: Sự mách lẻo là hành vi diễn ra tự động trước khi trẻ học được sự phân tích, thuộc quy trình "Nhìn và nhận biết" (Seeing and knowing process), điều mà hầu hết các bé từ 2 tuổi sẽ trải qua trong chuỗi quy trình học về nhận thức đến 7 tuổi.
Tại sao như vậy? Bởi vì trong quá trình "nhìn và nhận biết", trẻ sẽ gặp những tình huống không biết giải quyết như thế nào, hoặc không biết dùng công cụ ngôn ngữ nào để thuật lại hoặc phân tích giải quyết thì trẻ tự nhiên chọn cách gây chú ý với người lớn là cách dễ nhất và trẻ cũng vô tình chọn hình thức là mách lại (định nghĩa chuyên môn của hành vi này là "vô tình đưa 1 sự việc/nhân vật vào 1 tình huống khó") mà đôi lúc trẻ không hiểu rõ định nghĩa hành vi này, mà đơn thuần chỉ hiểu là "kể lại cho mẹ/người lớn nghe".

Điều này có nghĩa: 1 đứa trẻ nếu được dạy về sự tường thuật (telling) và phân tích (solving) dĩ nhiên sẽ không cần dùng cách mách lại (tattling). Theo GS. O'Neill K., ĐH Waterloo, Canada chia sẻ: Việc dạy trẻ biết cách telling và solving là giúp trẻ nhảy 1 bậc cao về nhận thức tư duy, cũng hạn chế sự phát triển hành vi "mách lại". Việc dạy này có thể bắt đầu sớm khi bé bước sang 2 tuổi.

DẠY TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

1. Giúp trẻ nhận ra rằng: Chúng ta cần tường thuật (telling) sự việc/hành vi của ai đó, không phải là mách (tattling) về sự việc/hành vi của ai đó.
Sai lầm cha mẹ hay mắc phải trong việc làm trẻ hay ngộ nhận về tattling là "vô tình dạy trẻ đổ thừa". Ví dụ, con chạy lại khóc, cha mẹ hỏi: "Ai làm con khóc, cái ghế đúng không? Cái ghê hư nè, Con nín khóc để mẹ đánh cái ghế nhé." Đó là 1 cách cha mẹ chỉ đơn thuần dụ trẻ nín, nhưng vô tình làm trẻ hiểu sai về "tattling".

Đáng lẽ đúng hơn, cha mẹ nên dạy trẻ "telling" như:Ôm trẻ và làm trẻ dịu "cơn tức giận/cơn đau" và hỏi: Con có đau không? Con đau chỗ nào? Dẫn mẹ đến chỗ làm con đau? Tại sao cái ghế ngã? Nếu cái ghế nằm chỗ này con có bị đi trúng và bị đau không? Các câu hỏi và quy trình trên là đang tạo cho trẻ học cách tường thuật lại với ý kiến khách quan. Nếu làm tốt dạy trẻ cách kể, hơn là mách lẻo, thì trẻ luôn nhận định 1 việc gì đó hoặc hành vi của ai đó thật khách quan, mà không có thói quen đem suy nghĩ cá nhân của trẻ vào nhận xét. Dĩ nhiên, sự mách lẻo ở trẻ cũng không tồn tại.

2. Dạy trẻ giải quyết "solving" bằng thỏa hiệp.

Thỏa hiệp là một kỹ năng cao cấp để trẻ nhận ra sự tồn tại và sự dung hòa quyền lợi của 2 bên, không chỉ riêng mình trẻ. Hơn nữa, nếu trẻ nhận biết và dùng thỏa hiệp để tự giải quyết vấn đề thì trẻ tự nhận thức độc lập và không cần lệ thuộc vào bạn. Điều đó có nghĩa, sẽ không còn tình trạng trẻ khóc thật lớn hoặc ăn vạ để gọi bạn đến để mách bạn và giúp trẻ giải quyết. Vậy, bạn muốn trẻ như thế nào? Lớn lên tự tin ra sao? Thì đã đến lúc dạy trẻ kỹ năng giải quyết tình huống! Thỏa hiệp là 1 trong những kỹ năng cần thiết cần được dạy.

Trẻ sẽ cần được chỉ về khái niệm thỏa hiệp 1 cách giàu hình ảnh và ví dụ để trẻ có thể hiểu và nhận ra vì đây là 1 kỹ năng cao cấp và tương đối khó. Làm sao giúp trẻ biết về thỏa hiệp? có 1 số cách để dạy thỏa hiệp ở trẻ. Đây là 1 số gợi ý từ TS. Ingram G.P.D., ĐH Los Andes

a/Dạy con về niềm vui trong thỏa hiệp

Đặt cho trẻ tình huống và câu hỏi: Nếu con được chơi món đồ chơi của bạn A, con vui không?

Nếu con vui khi chơi đồ chơi, vậy bạn A không có đồ chơi, bạn A vui không?

Để bạn A được vui giống con, thì bạn A nên có đồ chơi của con để chơi không?

Nếu nhà bạn có 2 đứa trẻ, chênh lệch nhau 1-3 tuổi. Khi bạn áp dụng theo kỹ thuật này và sẽ tìm được kỹ thuật rất hữu ích vì 2 bé sẽ ít giành đồ chơi nhau, ít mách mẹ và tranh cãi.

b/Dạy con cách cho ai đó niềm vui

Trong phát triển tâm lý con người, chúng ta đều tiềm ẩn sự hạnh phúc trong tâm hồn, tuy nhiên, có người biết cách luôn bộc lộ nó, gọi là người luôn lạc quan; nhưng có người luôn muốn tìm kiếm nó để bộc lộ nó, người này cũng biết là cần hạnh phúc, nhưng luôn nghĩ không có sẵn nên thường bi quan. Dù là ai cũng có hạnh phúc bên trong, chỉ là do bạn nghĩ như thế nào về nó.

Dạy trẻ trở thành 1 người biết sự tồn tại của hạnh phúc và mang hạnh phúc đó cho người khác, như 1 cách đem đến được thỏa hiệp hạnh phúc cả hai là điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn sự hạnh phúc cho con cái. Vậy hãy dạy trẻ rằng:

* Khi bạn A chơi món đồ "a", bạn A có vui không con?

* Bạn A bị lấy món đồ "a", bạn A buồn không?

* Vậy con có nên lấy món đồ "a" từ tay bạn A?

* Con có vui khi chơi món đồ chơi "b" của con không?

* Con có muốn chỉ bạn A món đồ chơi "b" vui chỗ nào không?

* Uhm, nếu vậy thì con chơi và chỉ bạn A xem con chơi vui với món đồ "b" như thế nào?

* Lúc này, con có thể hỏi mượn món đồ "a" từ bạn A vì bạn A không bị mất niềm vui vì cũng chơi món đồ "b" của con.

Bottom line
Bài học Telling và Solving là những bài học khó, cần nhiều thời gian và kiên nhẫn của cha mẹ trong rèn luyện nhận thức của trẻ. Lợi ích của nó rất rõ ràng. Nó sẽ cho con bạn 1 bước tiến lớn trong nhận thức và tư duy. Trẻ luôn đánh giá khách quan sự việc, và không quá lệ thuộc vào bạn khi gặp tình huống khó khăn. Nếu tôi là 1 người tuyển dụng, chắc chắn tôi sẽ chọn con bạn.

Notes:

O'Neill, D. K. (2005). Talking about "new" information: The given/new distinction and children's developing theory of mind. In J. W. Astington & J. A. Baird (Eds.), Why language matters for theory of mind (pp. 84–105). Oxford, England:
Oxford University Press.

Gordon P D Ingram (2009) Children’s Reporting of Peers’ Behaviour. Queen’s University Belfast Research Report.

Gordon P. D. Ingram & Jesse M. Bering (2010) Children’s Tattling: The Reporting of Everyday Norm Violations in Preschool Settings. Child development. 81 (3), 945-957.

Jamie Howard (2018) Is It Tattling or Telling?- How to teach your kids when to report a broken rule. Child Mind Institute.

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu. 

- Địa chỉ Fanpage: https://www.facebook.com/tuvantrilieutamlytreem