• 111
  • lang
  • lang

Vai trò của mùa hè trong sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Chơi hè không lúc nào là cũ với trẻ con, thậm chí nó có thể được xem là khoảng thời gian ý nghĩa nhất trong năm cho sự phát triển khỏe mạnh và năng động của trẻ. Gần đây Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc Gia Hoa Kỳ đã đưa ra các bằng chứng nhấn mạnh về vai trò của mùa hè trong sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Thật không may, mùa hè năm nay các con có thể bị “đánh cắp” khỏi các buổi tắm biển, các trò chơi vận động ngoài trời… mà phải thu mình vào chiếc hộp nhỏ xíu với đầy rẫy các cám dỗ của màn hình điện tử. Nhưng dù hoàn cảnh có như thế nào đi nữa chúng ta cũng không để mùa hè của trẻ bị “đánh cắp”

Tại sao hè lại đặc biệt?

Hè không chỉ là thời gian cho trẻ vận động vui chơi, mà còn là thời gian trẻ cảm thấy được nhiều gắn kết với các hoạt động gia đình. Không phải trẻ, mà cả người lớn cũng kiếm cái này cái kia để cho trẻ có được ngày hè dù bận bịu công việc ra sao. Vì ở thời điểm hè, mối quan tâm của cha mẹ là trẻ, trong khi các ngày lễ Tết thì mối quan tâm của cha mẹ sẽ bị chia sẻ nào là nhà cửa, quà bánh, hay bữa ăn ngày Tết… Chính điều này đã làm ngày hè khác ngày lễ tết.

Do đó, việc tạo những ngày hè thú vị và lợi ích ra sao với trẻ nằm ở cách cha mẹ vẫn cho trẻ thấy và tin rằng chúng ta vẫn chơi hè dù thế nào đi nữa.

Vậy, chơi hè ra sao?

Bất lợi của ngày hè bị “giam cầm” là trẻ dễ mất động lực trong tham gia vui chơi, mà thường chọn các hoạt động kém lành mạnh và thụ động như nằm xem TV, chơi điện thoại, Ipad. Do đó, cha mẹ nên thiết lập lịch xem thiết bị màn hình cụ thể cho trẻ (nếu có), các hoạt động vui chơi, giao tiếp và ăn ngủ hợp lý.

Có 7 hoạt động được khuyên gồm

(1) Hoạt động thể chất

(2) Hoạt động chia sẻ như chia sẻ việc nhà, cùng phụ dọn cơm

(3) Hoạt động đọc cùng nhau

(4) Hoạt động xây dựng kiến thức, nghệ thuật, kỹ năng như học, tô màu, nặn đất, xếp ô chữ…

(5) Hoạt động gắn kết tinh thần

(6) Hoạt động giao tiếp hoặc chơi tương tác với trẻ

(7) Hoạt động hugging time mỗi tối: là các hoạt động như đọc sách, chơi tưởng tượng, nói chuyện…những hoạt động này sẽ diễn ra trên giường trước giờ đi ngủ

Tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà cha mẹ có thể có tất cả các hoạt động này trong tuần hay cuối tuần, hoặc ít nhất 3 hoạt động cần có trong tuần bao gồm hugging time. Đây là lịch tham khảo một ngày dành cho trẻ từ 2-7 tuổi trong những ngày hè:

7:00: trẻ thức dậy, vệ sinh cá nhân và trẻ làm nhiệm vụ dọn bàn hay phụ làm bữa sáng

7:30: ăn sáng

8:00: chơi tự do bằng hoạt động xây dựng kiến thức, nghệ thuật, kỹ năng (VD, học, vẽ tranh, tô màu, hoặc các trò chơi thí nghiệm khoa học vui…)

9:00: ăn nhẹ như trái cây, tôm chiên lăn bột, uống sữa…

9:30: hoạt động thể chất như chơi banh, nhảy lò cò trong sân nhà hoặc công viên chung cư

10:30: Cho trẻ lựa chọn: xem TV, điện thoại hoặc cùng bố mẹ chơi tương tác như làm thám tử, giải câu đố, chơi cờ, chơi ô quan, xếp giấy origami đơn giản … Nếu trẻ chọn xem TV, điện thoại thì nên giới hạn dưới 20 phút và cùng xem với trẻ (nếu được).

11:00 : ăn trưa

12:00 : Hoạt động đọc sách 10-20 phút

12:30 : ngủ trưa

14:00: chơi tự do bằng hoạt động xây dựng kiến thức, nghệ thuật, kỹ năng

15:00: Trẻ có thể xem TV hoặc điện thoại dưới 20 phút.

15:30: ăn nhẹ

16:00: hoạt động giao tiếp với trẻ, hoặc chơi tương tác

17:30: thông báo trẻ giờ ăn tối và dọn bữa ăn

18:00: ăn tối

18:30: cùng mẹ dọn dẹp bữa tối

19:30: tham gia một hoạt động gắn kết tinh thần của gia đình để tái năng lượng cho mỗi thành viên như cùng nhau tập yoga, hít thở, ngồi trò chuyện với nhau.

21:00: đọc sách, và hugging time

21:30 chúc trẻ ngủ ngon và đi ngủ

Bên cạnh các hoạt động vui chơi, một điều quan trọng khác mà cha mẹ cần lưu tâm là giúp trẻ có chế độ dinh dưỡng đủ và đa dạng để trẻ phát triển khỏe mạnh. Khi trẻ khỏe mạnh thể chất trẻ mới khỏe về tinh thần và đủ sức khỏe vui chơi tốt nhất cho ngày hè.

Duy trì hệ miễn dịch trẻ khỏe mạnh chính là mấu chốt để giúp trẻ khỏe mạnh và tự chống trả lại bệnh tật. Do, phải nghĩ ở nhà không được đi chơi hoặc đi dã ngoại, ít vận động và ít tiếp xúc môi trường xung quanh có thể làm hệ miễn dịch trẻ suy yếu hơn. Những điều bạn có thể tham khảo để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

• Đảm bảo trẻ luôn được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm phòng quốc gia.

• Tăng cường nguồn vitamin khoáng và chất chống oxy hóa từ rau củ quả trong chế độ ăn của trẻ mỗi ngày. Một số loại rau củ quả tốt cho hệ miễn dịch như xoài, măng cụt, thăng long tím, cam, bưởi, dâu tây, thơm, khoai lang tím, bông cải xanh và các loại rau xanh cho lá.

• Đa dạng nguồn chất đạm từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa để đảm bảo cung cấp đầy đủ các axit amin thiết yếu cho cơ thể của trẻ.

• Đường ruột là nơi tiếp nhận trực tiếp các tác nhân gây bệnh đi vào theo con đường ăn uống, nó cũng là nơi chứa gần 2/3 tế bào miễn dịch của cơ thể. Nơi đây luôn có sự tồn tại của các loại sinh vật kể cả có lợi và có hại. Các loài lợi khuẩn sẽ tạo thế cân bằng với hại khuẩn và giúp cơ thể khỏe mạnh. Có nhiều loại lợi khuẩn, trong đó phải kể đến 2 nhóm lợi khuẩn quan trọng là Lactobacillus và Bifidobacterium. Nhóm Bifidobacterium được xem là nhóm cư trú đầu tiên sau sinh. Sau đó, chúng tiếp tục phát triển và giữ vai trò quan trọng giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và duy trì chức năng miễn dịch cho cơ thể.

Nhóm lợi khuẩn không chỉ hổ trợ bảo vệ cơ thể và giữ thế cân bằng với nhóm hại khuẩn, mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn, cải thiện các vấn đề tiêu hóa thường gặp như táo bón, tiêu chảy.. Do đó, việc lựa chọn những loại thực phẩm có bổ sung lợi khuẩn hoặc những dạng men vi sinh có bổ sung thêm chất xơ tan như men vi sinh Pikabiotic của Hàn Quốc chứa đa dạng các lợi khuẩn gồm 19 chủng trong đó chủ yếu là nhóm Bifidobacterium và Lactobacillus dạng gói chia liều khá tiện dụng có thể pha với nước, sữa, thức ăn hoặc ăn trực tiếp mà không cần nước; mùi vị thơm ngon được trẻ yêu thích.

Dẫu mọi kế hoạch cho những chuyến dã ngoại trong mùa hè này đang phải dừng lại, nhưng không có nghĩa là chúng ta chấp nhận “mùa hè của trẻ bị đánh cắp”. Hãy làm nó khác hơn! Như nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison từng nói: “luôn luôn có cách tốt hơn cho mọi thứ. Hãy tìm nó.”

Notes:

Dorothy, E. (2004) Brain games for preschooler. Octopus publishing

National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine 2019. Shaping Summertime Experiences: Opportunities to Promote Healthy Development and Well-Being for Children and Youth. Washington, DC: The National Academies Press.

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616