• 111
  • lang
  • lang

Vai trò của ông bà, cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cháu.

Chúng ta cần biết rõ vai trò của từng thành viên trong nuôi dạy trẻ. Điều gì nên, điều gì không nên? Tất cả điều này đều mang đến lợi ích tối đa cho con, cháu chúng ta.

Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong nuôi dạy trẻ. 

Đừng nói người Tây không có mâu thuẫn. Họ cũng giống như chúng ta cũng có quan điểm khác nhau giữa xưa và nay và mẫu thuẫn là luôn tồn tại. Thực ra mâu thuẫn chỉ là do chúng ta không hiểu vai trò thực sự của chúng ta là ở đâu. Hơn nữa, mỗi thành viên trong gia đình đều mong muốn điều tốt nhất cho trẻ. Chính điều này mà mỗi người nắm giữ 1 quan điểm riêng và điều phối hành vi của trẻ theo chiều hướng đó. Chúng ta nghĩ như vậy sẽ tốt với trẻ, nhưng thực ra trẻ con cần sự đồng nhất. Chính sự đồng nhất mới là điều tốt nhất với trẻ. Cha mẹ phải đồng nhất, ông bà cũng phải đồng nhất với cha mẹ. Đó là điều cần thiết.

Điều gì ông bà nên, và không nên làm? 

1. Ông bà không nên can thiệp vào cách giáo dục của con mình (cha mẹ của cháu) trừ khi được hỏi. Điều này từng được khuyên bởi TS. Tanner, ĐH California-San Francisco, Mỹ. Lí do cho điều này là trẻ con cần nhận ra ai là người trẻ sẽ nhận thông tin chính. Thông tin trong trường hợp này là cách giáo dục hằng ngày, thậm chí là cách răn đe khi trẻ trở nên bướng bỉnh. Nó không nên bị làm bối rối vừa lúc này là ông bà, lúc khác lại là cha mẹ. Hành vi của trẻ sẽ được phát triển dựa trên sự rõ ràng này.

Tại sao cha mẹ là người nên cho thông tin chính? Có 2 ràng buộc để quyết định ai là người cho thông tin chính:

- Sự ràng buộc về di truyền sinh học.

- Nếu ràng buộc 1 không thực hiện được, thì xét về sự ràng buộc về khoảng cách và thời gian tiếp xúc.
Do đó, nếu xét về thuộc tính ràng buộc, cha mẹ là người nên cho thông tin chính. Nó sẽ tốt nhất cho trẻ. Trong trường hợp, cha mẹ đi làm xa hoặc mất, thì người gần gũi và dành nhiều thời gian cho trẻ, nên là người cho thông tin chính.

2. Ông bà nên dành thời gian chơi với cháu. Tại sao? Trong phát triển của trẻ, ông bà 1 một trải nghiệm với nhiều điều thú vị mà mỗi đứa trẻ nên có. Kiến thức và trải nghiệm của ông bà là nguồn tài sản quý để chia sẻ cho cháu.

3. Ông bà dạy trẻ những điều thú vị

Điều gì cha mẹ nên, không nên làm?

Cha mẹ được nhận ra là người cho thông tin chính cho trẻ. Cha mẹ cần thống nhất cách cho thông tin, rõ ràng về luật lệ gia đình.

Khi cần, cha mẹ cần dành thời gian để trao đổi với ông bà về suy nghĩ và cách quyết định của mình.

1. Cha mẹ nên dạy trẻ về những luật lệ trong gia đình

2. Cha mẹ nên bắt đầu hình thành các nếp gia đình: nếp ăn, ngủ, xem TV và bao gồm việc trẻ sớm vào các nếp đó.

3. Cha mẹ là người trực tiếp đưa ra các lệnh răn đe. Trừ khi họ đi vắng, thì ông bà sẽ được trao quyền để đưa ra lệnh răn đe. Đứa trẻ từ 3 tuổi cần phải nói rõ về quyền thay thế này.

4. Cha mẹ nên đưa ra hướng dẫn rõ ràng để trẻ hiểu

5. Cha mẹ phải tôn trọng luật chơi của ông bà khi ông bà là người đang chơi chính với trẻ trong 1 tình huống nào. Cha mẹ vẫn phải bị phạt nếu phạm luật, ông bà và trẻ đều cũng giống vậy.

6. Cha mẹ không nên đánh, mắng trẻ kiểu hổ báo vì đó là cách đi sai giáo dục.

7. Cha mẹ nên giữ vai trò chính trong việc giáo dục trẻ. Khi bất đồng với ý kiến ông bà diễn ra, cha mẹ vẫn tiếp tục thực thi với trẻ. Sau đó, dành thời gian để nói chuyện với ông bà.

8. Để tránh mâu thuẫn diễn ra, cha mẹ cần đưa ra những quan điểm của mình rõ rệt. Hoặc có thể cần có 1 gia đình riêng nếu mâu thuẫn không thể giải quyết được. Dĩ nhiên, việc quyết định ra ở riêng là đừng để mâu thuẫn đến đỉnh điểm, mà hãy biến nó là sự lựa chọn tốt nhất cho gia đình bạn và cho ông bà. Cuối tuần nên đưa trẻ về thăm ông bà để trẻ vẫn nhận được những lợi ích từ gia đình lớn.

9. Là một phụ nữ hiện đại, bạn nên trở nên độc lập về kinh tế để có thể tự tin trong tiếng nói hay quyết định của mình.

Note:

Roskam, I. (2013) The Transmission Of Parenting Behaviour Within The Family: An Empirical Study Across Three Generations. Psychologica Belgica 49 (53/3), 49-64.

Let Your Children Raise Their Kids. Lucile Packard Children's Hospital Stanford.

 

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu. 

- Địa chỉ Fanpage: https://www.facebook.com/tuvantrilieutamlytreem