• 111
  • lang
  • lang

Vượt qua chứng trầm cảm tuổi Teen

Có nhiều lý do tại sao một thiếu niên có thể rơi vào rối loạn trầm cảm. Nguyên nhân có thể do thành tích học tập, các mối quan hệ bạn bè, cuộc sống gia đình có sự biến đổi hoặc khuynh hướng tình dục. Đôi khi, trầm cảm ở vị thành niên có thể do căng thẳng khi thay đổi môi trường. Dù là với bất kỳ lý do gì, khi thanh thiếu niên ở cùng bạn bè hoặc gia đình, hoặc làm những việc mà thanh thiếu niên thường thích – nhưng không giúp cải thiện nỗi buồn hoặc cảm giác cô đơn của họ thì rất có thể cá nhân đó đang rơi vào rối loạn trầm cảm ở vị thành niên.

VƯỢT QUA CHỨNG TRẦM CẢM Ở TUỔI TEEN

#1 : Nói chuyện với người lớn mà bạn tin tưởng. Trầm cảm không phải lỗi của bạn và bạn không làm gì để gây ra nó. Do vậy nếu bạn cảm thấy bạn đang không ổn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Hãy nói chuyện với ai đó về trầm cảm : đó có thể là cha mẹ của bạn, thầy cô giáo hoặc đường dây nóng Tổng đài Quốc Gia BVTE 111. Bạn có quyền được yêu cầu giúp đỡ đặc biệt khi bạn đang có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc người khác

#2 : Cố gắng đừng cô lập bản thân : hãy dành thời gian gặp gỡ những người bạn khiến bạn vui vẻ, đặc biệt những người lạc quan năng động. Hãy làm những hoạt động bạn thích hoặc đã từng làm. Việc tham gia vào các hoạt động đôi khi khó khăn khi bạn đang chán nản, nhưng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu làm thế. Lưu ý, bạn cần cắt giảm tối đa việc sử dụng mạng xã hội.

#3 : Áp dụng các thói quen lành mạnh : hãy lên kế hoạch cho việc tập thể dục và sắp xếp lại lịch sinh hoạt của mình. Bạn cần có một chế độ ăn uống và ngủ nghỉ lành mạnh

#4 : Quản lý căng thẳng và lo lắng là yếu tố mấu chốt hỗ trợ các thanh thiếu niên có rối loạn trầm cảm. Căng thẳng, nghi ngờ hoặc sợ hãi không nguôi có thể làm cạn kiệt năng lượng cảm xúc của bạn, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn, khiến mức độ lo lắng của bạn tăng vọt và kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm.

CHA MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIẢM BỚT TRẦM CẢM Ở VỊ THÀNH NIÊN

- Trong nguyên tắc kỷ luật trẻ thay thể sự trừng phạt bằng sự củng cố các hành vi tốt của trẻ.

- Đừng ép con bạn đi theo con đường mà bạn muốn.

- Nếu cha mẹ có nghi ngờ con bị trầm cảm, hãy dành thời gian lắng nghe những lo lắng của con.

- Cố gắng tránh nói cho con bạn biết phải làm gì. Thay vào đó, hãy lắng nghe thật kỹ những điều con nói.

Nếu việc hỗ trợ con đôi khi vượt quá khả năng của cha mẹ, hoặc nếu bạn vẫn tiếp tục lo lắng, hãy đưa con đến những chuyên gia chăm sóc sức khỏe tinh thần để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Nguồn:

https://www.webmd.com/depression/guide/teen-depression

https://www.helpguide.org/articles/depression/teenagers-guide-to-depression.htm

----

Văn phòng tư vấn và trị liệu tâm lý trẻ em - Tổng đài 111:

- Đánh giá,trị liệu miễn phí cho trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ bị bạo hành,mua bán trở về, trẻ bị ảnh hưởng của bạo lực gia đình.

- Đánh giá, phát hiện, can thiệp sớm cho trẻ Rối loạn phát triển: trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, tăng động giảm chú ý, chậm ngôn ngữ..

- Đánh giá, tham vấn, trị liệu trực tiếp và trực tuyến cho trẻ em và người lớn có rối nhiễu tâm lý: lo âu, trầm cảm...

- Tổ chức lớp tiền tiểu học cho trẻ đặc biệt

- Tham vấn học đường

- Tư vấn hướng nghiệp

- Đào tạo kỹ năng sống

- Đào tạo kỹ năng làm cha mẹ

Địa chỉ: số 44 ngõ 84 Ngọc Khánh - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nôi

Hotline: 111 hoặc 0243 7476 154. Ngoài giờ hành chính: 0979589390 (cô Hồng Nhung)