.png)
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ con còn vô tư, biết gì đâu mà giận, lo lắng, chán nản, tự ái hay thất vọng, thì bạn đã sai lầm. Thực ra, giống như người lớn chúng ta, trẻ nhỏ cũng có những cung bậc cảm xúc. Trẻ nhỏ cũng bị giữ lại các cảm xúc tiêu cực như chúng ta, thậm chí gặp nhiều khó khăn hơn chúng ta vì trẻ chưa phát triển đủ các kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức để biết cách giải tỏa cảm xúc của mình.
Gần đây tờ nhật báo New York có dẫn tiêu đề “Biếng ăn ở trẻ luôn có lỗi của cha mẹ”, đó cũng là kết luận từ 1 nghiên cứu bởi nhóm các nhà khoa học tại ĐH Michigan. Nghiên cứu liên quan tới sự lo lắng thái quá của cha mẹ do đánh giá chưa đúng lượng ăn, cũng như không hiểu nhu cầu thưc tế của trẻ. Hôm trước, một người mẹ của bé 14 tháng tuổi đã gửi cho tôi 3 tin nhắn rất dài vì lo lắng 1 tuần nay con không ăn gì, cơm, cháo đều không ăn, vào bữa ăn bé chỉ thích ném hoặc lắc đầu. Khi được hỏi thêm: ngoài bữa chính bé không chịu ăn, bé có ăn gì khác không? người mẹ cho biết bé chỉ chịu ăn vài sợi mì, ăn vài miếng hoa quả, thích ăn bim bim và chỉ uống 400-500ml sữa/ngày. Vậy chúng ta cần hiểu các vấn đề gì của trẻ?
“Tại sao khi đi học trẻ thường bị ốm nhiều hơn?” Đây chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều cha mẹ khi trẻ quay trở lại nhà trẻ/mầm non. Nhiều cha mẹ lo lắng vì trẻ nghỉ ở nhà thì khỏe mạnh nhưng đến khi đi học lại ốm triền miên. “Hội chứng nhà trẻ” là thuật ngữ ám chỉ hiện tượng này. Nhưng thực ra, đây không phải là bệnh, cũng không phải nguyên nhân dẫn đến việc trẻ đi học thường xuyên bị bệnh như chúng ta thường lầm tưởng.
Ngày 19-20/05, tại Đại học Hàng Hải. Bộ GD&ĐT phối hợp với Sở GD&ĐT Hải Phòng đã tổ chức khai mạc lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán về phòng, chống đuối nước và dạy bơi, cứu đuối an toàn năm 2022.
Gần đây cũng là kỷ niệm 100 năm của 2 nghiên cứu nổi bật nhất lịch sử về nuôi dạy để trẻ được hạnh phúc. Dù đây là những nghiên cứu phức tạp và kéo dài gần cả 1 thế kỷ, nhưng kết quả của nó rất đơn giản và dễ hiểu: hạnh phúc của 1 đứa trẻ nằm trong tay của cha mẹ chúng.
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng: "bé còn quá nhỏ để hiểu một hành động là đúng hay sai". Trên thực tế, Gs.Bs. Gardner, ĐH Oxford, Anh Quốc, đã cho thấy rằng: các bé từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu học hành vi, hầu hết các bé trước 5 tuổi đều bắt chước, nắm bắt thành thạo hành vi của cha mẹ và có thể hiểu được hành vi tốt hay xấu nếu được dạy đúng cách. Gs. Gardner còn nhấn mạnh: việc giáo dục hành vi trước 5 tuổi là một điều quan trọng vì một số hành vi nền tảng trong tính cách bé sẽ được hình thành, phụ thuộc vào mức độ tình huống diễn ra, và tính cách này sẽ tồn tại đến khi bé trưởng thành.