Tại phiên thảo luận của Quốc hội tại tổ ngày 21-10 về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã thông tin về chính sách hỗ trợ 2.580 trẻ em mồ côi do dịch Covid-19. Theo đánh giá của Ủy ban Xã hội của Quốc hội, tác động về mặt xã hội của đại dịch Covid-19 là rất lớn và chưa được đánh giá đầy đủ; có tình trạng lao động tự do phản ánh chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước; có lúc, có nơi đã xuất hiện tình trạng đói và thiếu đói trong số đối tượng “mắc kẹt” tại các địa bàn phong tỏa, giãn cách; có hàng nghìn trẻ em mồ côi do dịch bệnh Covid-19, nhiều em trong số này có nguy cơ không được bảo đảm phát triển toàn diện.
Sự phát triển trí não trước 6 tuổi là cần 2 yếu tố quan trọng: 1. Sự cân bằng giữa chất dinh dưỡng đầy đủ cho phát triển não bộ. 2. Nhân tố kích thích để phát huy các tín hiệu nơ-ron thần kinh hoạt động. Theo chuyên gia giáo dục Dorothy E., ĐH London đã chỉ rõ: hoạt động vui chơi chính là nhân tố kích thích này, thông qua các hoạt động vui chơi, bé sẽ trở nên tư duy tốt hơn, phát triển tốt kĩ năng xã hội, ngôn ngữ và trí tuệ
Kể từ tháng 3/2020, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các bậc cha mẹ bắt đầu lo lắng về nguy cơ con cái bị bệnh. Hiện nay, đã có nhiều nước sử dụng vắc xin Pfizer để tiêm cho trẻ từ 12 tuổi như Mỹ, Pháp, Italy, Đức, Tây Ban Nha, Israel… Trong khi đó, Cuba tiêm chủng vắc xin Soberana cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
Dạy cho học sinh (từ 6 tuổi) kỹ năng bơi và an toàn trong môi trường nước là một trong những cách can thiệp phòng chống đuối nước hiệu quả theo hướng dẫn của WHO.
Báo cáo toàn cầu về Đuối nước đã xác định các yếu tố nguy cơ gây đuối nước là do trẻ không được giám sát, hoặc trông nom cẩn thận và không có rào chắn ngăn trẻ tiếp xúc với nước, và nhận thức về rủi ro còn kém.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 1-4 luôn dễ bị tổn thương nhất với đuối nước do tính hiếu động và có nguy cơ ngã vào nguồn nước mở hoặc không có rào chắn khiến trẻ không thoát ra được.