• 111
  • lang
  • lang

Học sinh nông thôn ít có cơ hội được học bơi an toàn

04/10/2021

Nguyên nhân của nhiều vụ đuối nước thương tâm được xác định là do các em tự do vui chơi, thiếu sự giám sát, quản lý của gia đình, người lớn. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng cần được đánh giá, phân tích cụ thể, đó là: nhiều trẻ em, học sinh bị đuối nước là do các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nhận biết sự nguy hiểm và kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Trong đó, học sinh ở các vùng nông thôn, vùng quê thiệt thòi hơn rất nhiều so với học sinh ở các thị trấn, thị xã hay thành phố khi các em ít có cơ hội được tiếp cận với các mô hình hay tham gia các chương trình học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

Nguy cơ trẻ mắc bệnh truyền nhiễm khi giao mùa

04/10/2021

Thời tiết giao mùa là điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, phát tán mầm bệnh. Các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay-chân-miệng, tiêu chảy, cúm, viêm đường hô hấp ở trẻ em có nguy cơ bùng phát mạnh.

Giáo dục trẻ theo cách khuyên nhủ như thế nào là đúng?

03/10/2021

Cha mẹ ngày nay thường sử dụng cách giáo dục theo kiểu "khuyên nhủ trẻ" hơn ngày xưa. Đó là 1 chuyển biến tích cực vì chúng ta bắt đầu nhận ra và tôn trọng giá trị của con trẻ. Tuy nhiên, một số đã hiểu theo cách thụ động của sự khuyên nhủ. Nghĩa là, nói cho trẻ nghe và chờ trẻ thay đổi. Thực ra nếu chúng ta áp dụng khuyên nhủ trẻ chưa đúng cách hoặc không cho trẻ công cụ để thay đổi khi trẻ có một hành vi chưa đúng thì khó để trẻ hiểu và thay đổi hành vi. Vậy công cụ đó là gì?

Cha mẹ nên tạo môi trường thế nào để dạy trẻ tính trách nhiệm?

03/10/2021

Trẻ nhỏ hơn 3 tuổi: trẻ nên có dịp tham gia vào các hoạt động cùng gia đình như đi dạo cả nhà, lựa vớ sau khi giặt như 1 trò chơi, chơi chuyền banh cùng cả nhà,... Thực ra, càng nhiều hoạt động cho trẻ có vai trò cùng gia đình hay người thân thì trẻ sớm nhận ra trẻ có vai trò và bắt đầu có trách nhiệm trên mỗi vai trò.

Rèn luyện ý chí quan trọng như thế nào với trẻ?

03/10/2021

Làm cha mẹ sẽ chẳng dễ chịu khi thấy cô con gái bé nhỏ nằm khóc sau khi vấp té, mà còn bảo con phải tự đứng dậy, lau nước mắt và đi tiếp. Cảm giác đó không dễ chịu tí nào! Thực ra, nó không phải là bỏ mặc trẻ, mà chỉ là cách để chúng ta cho trẻ hiểu rằng: số lần con vấp ngã được người khác đỡ lên là không nhiều, hầu hết là con cần phải học cách tự đứng lên. Đó là sức mạnh của ý chí, một thuật ngữ khác còn gọi là khả năng vượt khó.