Một số cha mẹ chúng ta thường có niềm tin rằng "cho con uống thêm canxi cho nó cao, để nó thấp tội lắm". Nhiều cha mẹ mang một niềm tin chưa đúng về canxi với ước mơ về những thế hệ cao lớn chân dài, mà không biết niềm tin này có thể vô tình mang con cái họ đến những nguy cơ về 1 bệnh nào đó do chính sự dư thừa canxi gây ra.
Việc từ chối để trẻ hiểu và dừng làm một hành động hoặc không đòi mua một món đồ chơi là một việc khó khăn với 1 số cha mẹ. Tôi từng gặp một vài tình huống như: Người mẹ cố tránh đi qua khu vực đồ chơi, nhưng đứa trẻ dường như biết điều mẹ định làm, luôn khóc nhè nhè và kéo mẹ qua khu hàng đồ chơi. Một số tình huống khác là sự từ chối phủ đầu ngay khi vào siêu thị, người mẹ lớn tiếng cảnh báo đứa con của mình: "Không mua đồ chơi gì hết nghe chưa!".
Hỏi-đáp về một số hành vi thường gặp ở trẻ em
Không ít cha mẹ băn khoăn về sự mách lẻo của trẻ. Ví dụ, bất cứ việc gì trẻ cũng chạy lại bạn và mách lẻo bạn về ai đó vừa đánh mình, vừa làm gì sai hoặc vừa giành đồ chơi của bé. Một cách khác các con cũng hay chọn là khóc để gây chú ý của mẹ để mách lẻo về sự việc gì đó và ai đó vừa làm không hài lòng bé. Điều quan tâm ở đây: Liệu khi gặp hành vi này cách chúng ta sẽ xử lý như thế nào là được khuyên? và Liệu trẻ có thực sự phát triển thành 1 "người chuyên mách lẻo người khác" khi lớn không?
Nhiều trẻ được nuôi dạy với niềm tin rằng, tranh cãi là cách cư xử tồi tệ. Nhưng đó là một quan điểm sai khi dạy trẻ.
Anh Vũ Văn Hưng (32 tuổi), trú ở xã Lăng Thành (huyện Yên Thành), làm nghề sửa xe máy, là người đưa ra ý tưởng làm "thang lốp". Anh kể nhà ở gần sông Đào và từng nhiều lần chứng kiến cảnh lực lượng chức năng tìm kiếm các nạn nhân đuối nước khiến "bản thân bị ám ảnh". Trong đó, vụ tai nạn xảy ra tháng 1/2021, bé trai 9 tuổi ở xã Liên Thành không may rơi xuống sông. Dù biết bơi, song do hai bờ sông bằng bê tông, rong rêu phủ và không có điểm bấu víu khiến nạn nhân bất lực và chìm dần. Lực lượng chức năng sau đó ghi nhận nhiều vết cào cấu mà bé để lại hai bên bờ sông,..