17 năm qua Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã nhận được trên 4,5 triệu cuộc gọi đến, trong đó, Tổng đài đã tư vấn 410.552 ca và hỗ trợ, can thiệp cho 6.923 trường hợp trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, trẻ bị lạc, bị bỏ rơi, trẻ cần hỗ trợ về tài chính... Trong số 410.552 ca tư vấn của Tổng đài, có 17.253 ca tư vấn về xâm hại, bạo lực, 94.319 ca tư vấn liên quan đến những khó khăn của trẻ em trong quan hệ ứng xử với các thành viên trong gia đình, với bạn bè, thầy cô giáo và cộng đồng; 42.551 ca tư vấn liên quan đến sức khỏe thể chất của trẻ em, 18.766 ca tư vấn liên quan đến tâm lý của trẻ em, 17.675 về sức khỏe sinh sản, 19.495 ca tư vấn về pháp luật…
Tư vấn và can thiệp, hỗ trợ cho trẻ e; Tiếp nhận thông tin, tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người; Quản lý hệ thống thông tin dữ liệu; Tham vấn ý kiến trẻ em thông qua điện thoại
Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ Trẻ em 111 chính thức ra đời vào ngày 19/5/2004 với tên gọi là Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em - Phím số diệu kỳ 18001567. Sau 17 năm hoạt động, Tổng đài đã phát triển mạnh mẽ và có những đóng góp có ý nghĩa vào công tác bảo vệ trẻ em, phòng chống mua bán người.
Những người dễ bị tổn thương thường sẽ bị rơi vào hoàn cảnh cưỡng bức lao động: một vòng tuần hoàn khi họ bị buộc phải làm việc, không được trả lương tử tế, không có sự bảo vệ thích hợp từ công ty, có thể thường xuyên bị bóc lột và bạo lực bởi chủ sử dụng lao động.
Ở những khu vực thường xảy ra thiên tai, việc dạy và hướng dẫn trẻ biết về thiên tai, cách dự phòng, chuẩn bị cho nhiều tình huống là điều cần thiết, để trẻ có thể chủ động hành động khi gia đình và cộng đồng cần giúp đỡ.
Sự gia tăng của nô lệ thời hiện đại trong ngành sản xuất tại châu Á ngày càng diễn ra trầm trọng, đặc biệt trong vòng 5 năm qua. Và nguy cơ được đẩy lên đỉnh điểm khi khủng hoảng kinh tế đã diễn ra kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện toàn cầu.