.png)
Nạn lạm dụng, xâm hại tình dục trẻ em là một trong những vấn đề sức khoẻ cộng đồng luôn được đặc biệt quan tâm ở Việt Nam. Nhưng liệu chúng ta có đang hiểu rõ trẻ em Việt Nam hiểu như thế nào, có thái độ gì với vấn nạn này?
Internet là nơi có rất nhiều nguồn tài nguyên thông tin, nhưng đồng thời internet cũng là nơi mà những kẻ xấu nhắm đến trẻ em. Khi trẻ em có khả năng truy cập internet thông qua các thiết bị thông minh, mạng xã hội và trò chơi trực tuyến, trẻ em càng dễ có nguy cơ bị tổn thương. Do đó, ngày càng nhiều loại tội phạm lợi dụng internet để dụ dỗ và lạm dụng tình dục trẻ em.
Một số cha mẹ áp dụng phương pháp gọi là cry it out, tạm dịch là "để mặc con khóc", với mong muốn để con tự lập và tự điều chỉnh cảm xúc từ nhỏ. Theo phương pháp này thì để trẻ khóc , mà không cần đáp ứng cho đến khi trẻ có thể tự điều chỉnh. Quan niệm này không sai, nhưng thật sự chúng ta hiểu chưa đúng ý nghĩa và đang làm sai. Dạy trẻ tự lập là cha mẹ cho trẻ sự hướng dẫn và tin vào trẻ có thể làm, chứ chưa bao giờ bỏ mặc trẻ.
Cha mẹ cần biết rằng những kẻ xâm hại trẻ em ngoài kia có thể không hành động một mình vì có không ít người tiếp tay cho chúng, thông qua các chiêu trò ẩn nấp dưới các trung tâm chăm sóc trẻ, cơ sở giáo dục...
Xâm hại tình dục trẻ em là một chủ đề nhạy cảm nhưng cần được nhiều người biết đến, đặc biệt là trẻ em, gia đình các em, trường lớp nơi các em đang theo học và cộng đồng mà các em đang sinh sống. Hiện không có một chân dung cụ thể về thủ phạm của tội ác xâm hại tình dục trẻ em, không thể khẳng định hoàn toàn thủ phạm chắc chắn là người lạ mà lơ là cảnh giác với những người quen biết với trẻ. Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về thủ phạm, hãy cùng tìm hiểu về nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em.
Xây dựng được lòng tự tôn lành mạnh, tích cực cũng là một cách duy trì sức khoẻ tinh thần tốt. Việc trẻ thường xuyên được trau dồi sự tự tin sẽ hỗ trợ cho các hành vi giao tiếp xã hội và có tác dụng như một lá chắn trước những tình huống tiêu cực.