.png)
Khủng hoảng COVID-19 suốt một năm qua là cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng. Đại dịch đã gây ra nhiều tác động tiêu cực chưa từng có đến việc dịch chuyển của con người, ngay cả việc quản lý biên giới và nhóm người di cư. Trong quá khứ, việc phải đối phó với dịch Ebola đã mang đến kinh nghiệm và hiểu biết nhất định về cách thức kiểm soát khủng hoảng.
Ai cũng có những lúc tức giận. Bạn cũng là con người và đôi khi hành vi của trẻ vượt quá khả năng chịu đựng của bạn. Việc bạn cảm thấy tức giận là một điều hoàn toàn bình thường nhưng đừng đánh đòn và làm đau trẻ nhé. Đòn roi không giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Trẻ không nên cảm thấy sợ hãi vì những điều bạn có thể làm.
Rất nhiều cha mẹ thấy trẻ khó khăn và bực tức khi làm điều gì, họ thường làm thay hay bắt trẻ làm theo ý họ, thì lúc này trẻ bắt đầu chuyển vấn đề cho cha mẹ, hơn là nhận ra cảm xúc và vấn đề của mình. Trẻ vẫn mắc kẹt ở đó đến khi trẻ có thể tự làm nó.
Những ảnh hưởng và hệ luỵ của đại dịch COVID-19 đối với lao động nam và nữ sẽ diễn ra khác nhau, thậm chí có thể làm trầm trọng hơn sự bất bình đẳng vốn có của những cá nhân đã ở trong tình trạng dễ bị tổn thương, như là lao động di cư.
Trường học là nơi tập trung đông người, diễn ra nhiều hoạt động trong ngày, nên đây có thể coi là một “địa hình nhạy cảm” để Virus dễ dàng lây lan và bùng phát. Trước sự phức tạp và khó lường của dịch bệnh Covid-19, Bộ y tế yêu cầu các đơn vị trường học, ngành giáo dục trong cả nước phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch nhằm đảm bảo an toàn cho các học sinh, sinh viên, những đối tượng dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh.
Trẻ em cư xử và suy nghĩ theo những cách khác nhau trong từng giai đoạn phát triển. Hiểu về từng giai đoạn phát triển của trẻ sẽ giúp cho bạn có cái nhìn thực tế hơn về những việc trẻ có thể làm. Mong đợi ở trẻ quá nhiều khi trẻ chưa đủ khả năng làm điều đó có thể gây khó khăn cho cả bạn và trẻ.