• 111
  • lang
  • lang

Hãy để trẻ trải nghiệm và tự rút ra bài học.

Một người mẹ đã phàn nàn với tôi rằng: "sao trẻ rất thường nổi giận hay bực bội mỗi khi trẻ có điều gì không vừa ý- thậm chí ngay cả khi em giúp trẻ hoặc nhắc nhở để trẻ làm tốt hơn- như khi trẻ mang dép hay áo trái hoặc đòi đi qua vũng sình". Cha mẹ chúng ta thường nghĩ rằng "trẻ đang làm sai, cần chỉnh cho trẻ", nhưng thực ra chính chúng ta đang mắc phải 1 lỗi. Đó là cha mẹ đang bắt trẻ làm cái mà cha mẹ nghĩ là tốt hơn, nhưng thực tế trẻ đâu có biết điều mà bạn muốn là tốt hơn. Trẻ chưa bao giờ biết đó là sai! Đó là lỗi sai lớn mà chúng ta cần tránh.

Dạy trẻ biết hậu quả là gì?

Có những hậu quả sẽ xảy ra 1 cách tự nhiên khi nó đi ngược lại tự nhiên hay hành vi đúng. Trẻ cần được hiểu hậu quả sẽ xảy ra như thế nào, gây khó chịu gì cho trẻ. Đó là điều mà trẻ sẽ tự biết điều chỉnh để làm tốt hơn sau đó.

Trở lại câu hỏi của người mẹ đầu bài. Bạn muốn "chỉnh" trẻ đi dép thuận hay "né vũng sình" để trẻ không có hậu quả như bị té, bị dơ hay bị chê cười. Đó là điều bạn nghĩ, đó là điều bạn nói cho trẻ, nhưng liệu trẻ có biết những điều phiền phức này như thế nào không? Chỉ khi trẻ trải nghiệm được hậu quả này. Hành vi sẽ thay đổi một cách tích cực. Điều này tưởng như chúng ta đang bỏ mặc trẻ. Nhưng, theo GS. Brosi, ĐH Bang Oklahoma, Mỹ nhấn mạnh: trong 1 khuôn khổ an toàn nhất định, trẻ cần được cho biết hậu quả khó chịu này như thế nào. Điều này là cách tốt nhất để giúp hành vi trẻ trở nên tốt hơn.

Khuôn khổ an toàn là như thế nào?

Dạy trẻ nhận biết hậu quả là 1 phần phát triển tự nhiên của trẻ. Đó là quy trình phát triển nhận thức và hành vi để trẻ thực sự trưởng thành cả về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thứ bạn đều có thể cho trẻ trải nghiệm hậu quả. Nó chỉ nên được thực hiện khi bạn biết rằng điều này là an toàn cho trẻ. Đây là những điều có thể dạy trẻ về hậu quả

1. Bạn có thể dạy trẻ hiểu về lỗi sai của quy trình. Mặc quần áo hay mang dép là 1 ví dụ để dạy về quy trình. Cứ để trẻ làm sai, khi trẻ nhận được những hậu quả như thầy cô nhắc nhở, hay đi lại khó khăn trẻ sẽ hiểu cách làm nó đúng hơn. Khi đó, bạn chỉ cần chỉ trẻ cách có thể làm tốt hơn.

2. Bạn có thể dạy trẻ hiểu về hậu quả của thói quen. VD, ngủ nướng vào buổi sáng hay lo chơi mà không làm bài tập ở nhà.

3. Bạn có thể dạy trẻ về những thử thách. VD, trẻ đòi xếp hình theo cách trẻ muốn, hoặc trẻ đòi đi qua vũng sình, hoặc những đường dốc trong công viên. Nếu bạn cảm thấy hậu quả không vượt khỏi kiểm soát, bạn cứ để cho trẻ làm. Đôi lúc, những hậu quả thất bại của trẻ chọn, có thể làm trẻ hiểu cách sống mạnh mẽ và khôn ngoan hơn.

Những điều bạn không nên để trẻ thử hậu quả.

Bất cứ điều gì có thể làm nguy hiểm đến trẻ như chạy chơi ngoài đường, uống thuốc, chơi trò nguy hiểm... hoặc bạn không thể kiểm soát liệu điều đó có an toàn cho trẻ hay không.

Bottom line

Cho trẻ nhận thức hậu quả từ những quyết định của trẻ là 1 cách tốt để trẻ học về nhận thức và phát triển hành vi tốt hơn. Dạy trẻ hậu quả không phải là bỏ mặc trẻ! Đó là 1 bài học bạn muốn trẻ hiểu nó dưới sự quản lý an toàn của bạn.

Notes

Brosi M. et al. 2019 Parenting with Natural and Logical Consequences. Oklahoma State University

Xem thêm: Tantrum là gì?

Hướng dẫn đối phó các cơn lốc Tantrum ở trẻ em.

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.