Ngay từ những năm 1774, những ghi chép và mô tả về rối loạn phổ tự kỉ đã được ghi lại bởi bác sĩ người Pháp Jean Marc Itard, với các biểu hiện như hạn chế trong việc hiểu và biểu đạt ngôn ngữ có lời cũng như không lời, khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội kém, các hành vi đáp ứng môi trường xung quanh không thích hợp với tình huống xã hội. Như vậy, những ý niệm về rối loạn phổ tự kỉ đã có từ rất sớm. Bác sĩ tâm thần Eugen Bleuler cũng đã sử dụng từ này để mô tả triệu chứng rút lui xã hội ở những bệnh nhân có xáo trộn nặng nề mà ông quan sát ở vào khoảng đầu của thế kỷ 20, những bệnh nhân này có thể là bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm.
Tuy nhiên, khái niệm “tự kỉ” chính thức Kanner đưa ra năm 1943 với nội dung: Tự kỉ là sự rút lui quá mức của một số trẻ em từ lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh là những trẻ này không có khả năng trong việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với những người khác và hành động một cách bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống. Chính cho 0 CC03MTT MC Theo ICD-10 định nghĩa: “Tự kỉ là một rối loạn lan tỏa phát triển được xác định bởi một sự phát triển không bình thường và hay giảm sút biểu hiện rõ rệt trước ba tuổi, và bởi một hoạt động bất thường đặc trưng trong ba lĩnh vực: tương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi định hình lặp lại. Rối loạn này thường xuất hiện ở bé trai nhiều hơn.”
Khái niệm “tự kỉ” của Liên hợp quốc trong nghị quyết A/RES/62/139 ngày 21/01/2008:
Các khái niệm tuy có khác nhau, nhưng có đều thống nhất ở các nội dung cốt lõi của khái niệm tự kỉ: tự kỉ là một dạng rối loạn phát triển, được đặc trưng bởi hai khiếm khuyết chính về giao tiếp xã hội và có hành vi, sở thích mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. Mặc dù, rối loạn phổ tự kỉ có những đặc điểm chung, nhưng phạm vi, mức độ nặng, khởi phát và tiến triển của các triệu chứng có khác nhau.
Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỉ là gì?
Tài liệu: Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ tại Việt Nam - Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
---
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.