Nhiều cha mẹ than phiền về sự khó ngủ hay không chịu ngủ của trẻ. Đó là vì chúng ta chỉ muốn trẻ đi ngủ, nhưng bỏ quên quy trình trước khi giấc ngủ bắt đầu. Nó rất quan trọng để mang lại lợi ích tối ưu về phát triển não bộ khi ngủ cho trẻ cũng như góp phần xây dựng hạnh phúc của gia đình. Vậy hoạt động mỗi tối nên gồm những hoạt động gì?
Là cha mẹ ai cũng mong muốn con mình trưởng thành và mang những ước mơ, hoài bão lớn lao của riêng chúng. Để làm được điều này, một nghiên cứu gần đây của GS. Barrett, ĐH Harvard, nhấn mạnh: vai trò của cha mẹ là rất quan trọng, họ quyết định con cái họ thực hiện hoài bão của họ
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ con còn vô tư, biết gì đâu mà giận, lo lắng, chán nản, tự ái hay thất vọng, thì bạn đã sai lầm. Thực ra, giống như người lớn chúng ta, trẻ nhỏ cũng có những cung bậc cảm xúc. Trẻ nhỏ cũng bị giữ lại các cảm xúc tiêu cực như chúng ta, thậm chí gặp nhiều khó khăn hơn chúng ta vì trẻ chưa phát triển đủ các kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức để biết cách giải tỏa cảm xúc của mình.
Gần đây tờ nhật báo New York có dẫn tiêu đề “Biếng ăn ở trẻ luôn có lỗi của cha mẹ”, đó cũng là kết luận từ 1 nghiên cứu bởi nhóm các nhà khoa học tại ĐH Michigan. Nghiên cứu liên quan tới sự lo lắng thái quá của cha mẹ do đánh giá chưa đúng lượng ăn, cũng như không hiểu nhu cầu thưc tế của trẻ. Hôm trước, một người mẹ của bé 14 tháng tuổi đã gửi cho tôi 3 tin nhắn rất dài vì lo lắng 1 tuần nay con không ăn gì, cơm, cháo đều không ăn, vào bữa ăn bé chỉ thích ném hoặc lắc đầu. Khi được hỏi thêm: ngoài bữa chính bé không chịu ăn, bé có ăn gì khác không? người mẹ cho biết bé chỉ chịu ăn vài sợi mì, ăn vài miếng hoa quả, thích ăn bim bim và chỉ uống 400-500ml sữa/ngày. Vậy chúng ta cần hiểu các vấn đề gì của trẻ?
“Tại sao khi đi học trẻ thường bị ốm nhiều hơn?” Đây chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều cha mẹ khi trẻ quay trở lại nhà trẻ/mầm non. Nhiều cha mẹ lo lắng vì trẻ nghỉ ở nhà thì khỏe mạnh nhưng đến khi đi học lại ốm triền miên. “Hội chứng nhà trẻ” là thuật ngữ ám chỉ hiện tượng này. Nhưng thực ra, đây không phải là bệnh, cũng không phải nguyên nhân dẫn đến việc trẻ đi học thường xuyên bị bệnh như chúng ta thường lầm tưởng.
Gần đây cũng là kỷ niệm 100 năm của 2 nghiên cứu nổi bật nhất lịch sử về nuôi dạy để trẻ được hạnh phúc. Dù đây là những nghiên cứu phức tạp và kéo dài gần cả 1 thế kỷ, nhưng kết quả của nó rất đơn giản và dễ hiểu: hạnh phúc của 1 đứa trẻ nằm trong tay của cha mẹ chúng.