Khiếm khuyết trong các hành vi ngôn ngữ, phi ngôn ngữ được sử dụng cho tương tác xã hội, từ mức độ nhẹ đến nặng, ví dụ, từ sự kết hợp kém giao tiếp bằng lời và không lời, bất thường trong tương tác bằng ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể hoặc suy yếu trong sự hiểu biết và sử dụng các cử chỉ cho đến thiếu toàn bộ thể hiện khuôn mặt và giao tiếp phi ngôn ngữ. Suy yếu trong việc phát triển từ bắt đầu, duy trì, và sự hiểu biết các mối quan hệ, từ mức độ nhẹ đến nặng. Ví dụ, từ những khó khăn điều chỉnh hành vi cho phù hợp với khung cảnh xã hội khác nhau; những khó khăn trong việc cùng chơi tưởng tượng hoặc trong việc kết bạn; thiếu quan tâm đến các bạn đồng trang lứa.
Trẻ em rối loạn phổ tự kỉ thường gặp một số bất thường về giọng nói không được tự nhiên. Hầu hết trẻ em rối loạn phổ tự kỉ có giọng nói khác thường hoặc đều đều giống robot (người máy) không có ngữ điệu lên xuống. Một số trẻ khác có giọng cao một cách bất thường (ví dụ: nhấn mạnh các âm cuối hoặc từ cuối của câu,... ). Giong điệu của trẻ em rối loạn phổ tự kỉ thường không có sự thay đổi trầm bổng, lên xuống phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Nếu có sự thay đổi thì nó lại lên xuống như hát một cách nhịp nhàng chứ không nhấn mạnh vào chữ cần nhấn mạnh.
Một số nhỏ trẻ em rối loạn phổ tự kỉ thường không nói nhưng trong một khoảng thời gian nào đó trẻ nói được vài chữ rất chính xác, đúng ngữ cảnh. Mới nghe có vẻ la lùng, tuy nhiên, trẻ không biết nói, tự nhiên nói một hai câu rất lưu loát, đầy đủ rồi lại thôi tức là ngưng không nói nữa. Theo một nghiên cứu ở Mỹ và cuộc thăm dò ở Úc. số trẻ em rối loạn phổ tự kỉ không nói trọn đời thay đổi từ 25 đến 40%, những trẻ này cũng thường bị chậm phát triển ở mức trung bình hay nặng. Trong số này, có trẻ hiểu được lời nói khá đầy đủ, nhưng trẻ nào bị kèm theo khuyết tật trí tuệ nặng thì có thể không hiểu được lời nói.
Các “dấu hiệu cờ đỏ” dưới đây được xem là đặc biệt quan trọng để nhận thấy nguy cơ rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ nhỏ, đây cũng chính là những khiếm khuyết về tương tác và giao tiếp xã hội sớm xuất hiện:
Theo thời gian, những khiếm khuyết về tương tác và giao tiếp xã hội ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn rối loạn phổ tự kỉ sẽ chuyển biến theo một cách khác, nhưng dù có chuyển biến theo cách nào thì đây vẫn là khiếm khuyết cốt lõi nhất ở rối loạn phổ tự kỉ. Chẳng hạn, với nhóm thanh niên Asperger những khó khăn về mặt ngôn ngữ và giao tiếp có thể gần như không còn đặc trưng những lối ứng xử và khả năng thấu cảm thì có thể vẫn là vấn đề lớn kể cả khi họ trưởng thành, học bậc cao và có công việc như những người khác.
Xem thêm: Rối loạn phổ tự kỉ là gì?
Nguyên nhân khiến trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỉ là gì?
Tài liệu: Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ tại Việt Nam - Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
---
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.