Rất nhiều cha mẹ thấy trẻ khó khăn và bực tức khi làm điều gì, họ thường làm thay hay bắt trẻ làm theo ý họ, thì lúc này trẻ bắt đầu chuyển vấn đề cho cha mẹ, hơn là nhận ra cảm xúc và vấn đề của mình. Trẻ vẫn mắc kẹt ở đó đến khi trẻ có thể tự làm nó.
Những ảnh hưởng và hệ luỵ của đại dịch COVID-19 đối với lao động nam và nữ sẽ diễn ra khác nhau, thậm chí có thể làm trầm trọng hơn sự bất bình đẳng vốn có của những cá nhân đã ở trong tình trạng dễ bị tổn thương, như là lao động di cư.
Trường học là nơi tập trung đông người, diễn ra nhiều hoạt động trong ngày, nên đây có thể coi là một “địa hình nhạy cảm” để Virus dễ dàng lây lan và bùng phát. Trước sự phức tạp và khó lường của dịch bệnh Covid-19, Bộ y tế yêu cầu các đơn vị trường học, ngành giáo dục trong cả nước phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch nhằm đảm bảo an toàn cho các học sinh, sinh viên, những đối tượng dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh.
Trẻ em cư xử và suy nghĩ theo những cách khác nhau trong từng giai đoạn phát triển. Hiểu về từng giai đoạn phát triển của trẻ sẽ giúp cho bạn có cái nhìn thực tế hơn về những việc trẻ có thể làm. Mong đợi ở trẻ quá nhiều khi trẻ chưa đủ khả năng làm điều đó có thể gây khó khăn cho cả bạn và trẻ.
Làm cha mẹ là hành trình mang yêu thương và sự chăm sóc cho con bạn. Làm cha mẹ không hề dễ dàng, đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Bên cạnh niềm vui từ việc nuôi dạy con cái, cha mẹ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Những khoảng thời gian khó khăn có thể mang đến cho bạn cơ hội học hỏi và trưởng thành trong vai trò làm cha mẹ. Để trở thành người nuôi dạy trẻ tích cực, trước hết cha mẹ cần có sự gắn bó với con cái, thấu hiểu và đồng cảm với trẻ.
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 có 24 chỉ tiêu cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em; tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ.