Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi cha mẹ cảm thấy chưa sẵn sàng hoặc gặp khó khăn khi tìm cách giải quyết là hành động hết sức được khuyến khích. Các tổ chức, cơ quan luôn sẵn hàng hỗ trợ gia đình và trẻ.
Bạo lực mạng cũng có tác động tiêu cực không kém gì bạo lực thân thể, nhất là với trẻ em. Những đứa trẻ có lối suy nghĩ hoặc cách học, giao tiếp khác biệt có thể có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của bạo lực mạng hơn những trẻ khác.
Sáng ngày 20/01/2020, tại Hà Nội, Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Đồng chủ trì Hội nghị là Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà và ông Đặng Hoa Nam Cục trưởng Cục Trẻ em. Tới dự Hội nghị có đại diện của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam; Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an; Vụ Văn hóa, Giáo dục,Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Văn phòng Quốc hội; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đại diện Lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ, cùng các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Cục Trẻ em.
Cha mẹ nên dành thời gian dạy trẻ một vài cách nhận biết, đối phó với những tên tội phạm xâm hại tình dục đang rình rập ngoài kia nhằm tấn công trẻ bằng nhiều thủ đoạn. Không ít trường hợp phụ huynh đợi đến khi trẻ lớn tuổi hơn, thậm chí là sau khi trẻ bị tổn thương, mới dám thẳng thắn trò chuyện và giáo dục giới tính cho trẻ.
Khủng hoảng COVID-19 suốt một năm qua là cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng. Đại dịch đã gây ra nhiều tác động tiêu cực chưa từng có đến việc dịch chuyển của con người, ngay cả việc quản lý biên giới và nhóm người di cư. Trong quá khứ, việc phải đối phó với dịch Ebola đã mang đến kinh nghiệm và hiểu biết nhất định về cách thức kiểm soát khủng hoảng.
Ai cũng có những lúc tức giận. Bạn cũng là con người và đôi khi hành vi của trẻ vượt quá khả năng chịu đựng của bạn. Việc bạn cảm thấy tức giận là một điều hoàn toàn bình thường nhưng đừng đánh đòn và làm đau trẻ nhé. Đòn roi không giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Trẻ không nên cảm thấy sợ hãi vì những điều bạn có thể làm.