Ngày nay, con người di chuyển, thay đổi nơi ở vì nhiều lý do: thoát khỏi cảnh nghèo đói, tránh xa xung đột ở quốc gia đang sinh sống, tiếp tục học tập, tìm kiếm cơ hội công việc mới hoặc đến ở chung với gia đình sau nhiều năm xa cách. Từ năm 2000 đến năm 2015, số lượng người di cư quốc tế đã tăng lên 41%, chạm mốc khoảng 244 triệu người, và một nửa dân số di cư là phụ nữ.
Ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, những cuộc di cư kéo theo sự gia tăng đáng kể của cả lượng người nhập cư và di cư, bao gồm cả người di cư quá cảnh. Chính sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các nước là một trong những động cơ thúc đẩy người lao động từ nước họ có thu nhập thấp đi đến nước họ nghĩ rằng có thu nhập cao hơn.
Việc thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền là nguyên nhân đồng thời cũng là hậu quả của tội ác mua bán người. Do đó, việc thực hiện các hành động bảo vệ tất cả nạn nhân của mua bán người là hết sức quan trọng, cần được trở thành trung tâm của tất cả các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa nhằm giải quyết vấn đề mua bán người.
Nạn nhân của mua bán người đã và đang bị tước đi rất nhiều quyền cơ bản của một con người, bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng bởi các nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Các Chính Phủ cũng như tổ chức tại nhiều quốc gia có bổn phận bảo vệ nạn nhân ngay từ giai đoạn tiếp xúc đầu tiên cho đến khi nạn nhân có thể độc lập ở mức độ nhất định về mặt kinh tế xã hội.
Công cuộc di cư là một trong những hoạt động phổ biến đối với sự thay đổi của dân số. Khác với những sự kiện sinh ra hoặc chết đi nhằm xác định sự tồn tại của một cá nhân, việc di dân là chuỗi sự kiện diễn ra liên tục, liên tiếp và không ngừng.
Chi phí để người lao động có thể thực hiện được hành trình di cư lao động chính thống là một trong những băn khoăn lớn của người lao động. Bên cạnh đó, phần lương nhận được từ công việc tại nước ngoài và cách quản lý chúng cũng là những yếu tố quyết định, cần thiết để người lao động cân nhắc những sự lựa chọn trước mắt.