Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, đã có nhiều trường hợp cơ quan chức năng phải can thiệp và làm việc với chủ nhân của các video trên nền tảng Youtube đang sản xuất và đăng tải nhiều nội dung độc hại với trẻ em.
Bất cứ ai biết hoặc nghĩ rằng một trẻ em bị xâm hại hoặc bị bỏ mặc cần phải báo ngay với những cơ quan có thẩm quyền hoặc những người có thể giúp đỡ trẻ.
Chẳng có cha mẹ nào muốn nghĩ rằng xâm hại tình dục có thể xảy đến với con của mình. Nếu bạn nghi ngờ điều này đang xảy ra với con mình hoặc trẻ nói với bạn về xâm hại tình dục, hãy làm những việc sau đây
Bạo lực gia đình là một hình thức xâm hại xảy ra trong gia đình hoặc trong một mối quan hệ gần gũi. Có nhiều lý do dẫn đến bạo lực gia đình, nhưng cho dù vì lý do gì đi nữa thì bạo lực gia đình cũng không nên được che giấu. Xâm hại trẻ em xảy ra khi ai đó cố ý làm tổn hại đến trẻ nhỏ. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ không bảo vệ trẻ hoặc bỏ bê sao nhãng trẻ cũng là một hình thức xâm hại
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài dẫn đến một số vụ việc kết nối, can thiệp cho trẻ em liên quan tới trường học bị chậm trễ. Việc xác minh, tiếp xúc với trẻ em và gia đình gặp khó khăn hay việc trẻ em cần di chuyển để được thăm khám, đánh giá về tâm lý bị trì hoãn.
Năm 2020 Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 687.750 cuộc gọi, tăng 180.793 cuộc so với năm 2019. Số cuộc gọi đến Tổng đài tăng đột biến trong 3 tháng (tháng 5-6-7) khi Tổng đài thực hiện Quyết định số 474/QĐ-LĐTBXH ngày 29/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận cuộc gọi giải đáp thông tin thực hiện Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.