Sự phát triển trí não trước 6 tuổi là cần 2 yếu tố quan trọng: 1. Sự cân bằng giữa chất dinh dưỡng đầy đủ cho phát triển não bộ. 2. Nhân tố kích thích để phát huy các tín hiệu nơ-ron thần kinh hoạt động. Theo chuyên gia giáo dục Dorothy E., ĐH London đã chỉ rõ: hoạt động vui chơi chính là nhân tố kích thích này, thông qua các hoạt động vui chơi, bé sẽ trở nên tư duy tốt hơn, phát triển tốt kĩ năng xã hội, ngôn ngữ và trí tuệ
Phần lớn cha mẹ suy nghĩ kiếm tiền để cho con sung sướng, đủ đầy. Đúng, tiền của là vật chất cần cho sự giáo dục, nhưng bạn cần rõ ràng 3 giá trị của nó: 1. Giá trị đầu tư 2. Giá trị cho đi 3. Tiền không mua được thời gian của bạn dành cho con cái
Gần đây, Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ đưa ra những hướng dẫn về lợi ích liên quan đến phát triển các cơ quan khi cho bé nằm úp một vài dịp trong ngày. Những hướng dẫn này giúp cha mẹ hiểu và dễ dàng thực hành những hoạt động này cùng trẻ nhằm giúp trẻ đạt được những lợi cho phát triển cả vận động và trí não.
Cha mẹ ngày nay thường sử dụng cách giáo dục theo kiểu "khuyên nhủ trẻ" hơn ngày xưa. Đó là 1 chuyển biến tích cực vì chúng ta bắt đầu nhận ra và tôn trọng giá trị của con trẻ. Tuy nhiên, một số đã hiểu theo cách thụ động của sự khuyên nhủ. Nghĩa là, nói cho trẻ nghe và chờ trẻ thay đổi. Thực ra nếu chúng ta áp dụng khuyên nhủ trẻ chưa đúng cách hoặc không cho trẻ công cụ để thay đổi khi trẻ có một hành vi chưa đúng thì khó để trẻ hiểu và thay đổi hành vi. Vậy công cụ đó là gì?
Trẻ nhỏ hơn 3 tuổi: trẻ nên có dịp tham gia vào các hoạt động cùng gia đình như đi dạo cả nhà, lựa vớ sau khi giặt như 1 trò chơi, chơi chuyền banh cùng cả nhà,... Thực ra, càng nhiều hoạt động cho trẻ có vai trò cùng gia đình hay người thân thì trẻ sớm nhận ra trẻ có vai trò và bắt đầu có trách nhiệm trên mỗi vai trò.
Làm cha mẹ sẽ chẳng dễ chịu khi thấy cô con gái bé nhỏ nằm khóc sau khi vấp té, mà còn bảo con phải tự đứng dậy, lau nước mắt và đi tiếp. Cảm giác đó không dễ chịu tí nào! Thực ra, nó không phải là bỏ mặc trẻ, mà chỉ là cách để chúng ta cho trẻ hiểu rằng: số lần con vấp ngã được người khác đỡ lên là không nhiều, hầu hết là con cần phải học cách tự đứng lên. Đó là sức mạnh của ý chí, một thuật ngữ khác còn gọi là khả năng vượt khó.