Nếu như ngày xưa Thánh Gióng lên 3 mà chẳng nói được gì là một điều kì lạ, thì ngày nay việc chậm nói ở trẻ đang ngày càng phổ biến và có thể trở thành căn bệnh của thời đại số. Trước đây chúng ta thường nghĩ rằng trẻ nói được ít hay chậm nói là do cơ địa nó vậy, và cứ đợi thời gian rồi trẻ sẽ nói. Nhưng, thực tế chậm nói còn liên quan đến nhiều đến vấn đề sức khỏe khác sau này của trẻ.
Con trẻ bản tính không biết nói dối. Nếu nói một đứa trẻ nào đó có thói quen nói dối, đó chắc chắn là do môi trường trưởng thành của em xảy ra vấn đề gì đó. Có hai nguyên nhân khiến con trẻ mắc tật nói dối, một là bắt chước người lớn, hai là buộc phải làm do sức ép.
Khi nhà có từ 2, 3 .. trẻ, chúng ta hẳn không lạ gì với việc đứa này khóc, đứa kia méc, cứ phải quát kiểu như "sao lại đánh em!". Có lẽ bạn sẽ hiểu tôi đang nói đến điều gì. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao những đứa trẻ lớn hơn thường chọc ghẹo em, thậm chí đánh, cấu hay cắn em mình khi không có mặt bạn.
Tình trạng trẻ em gái ở châu Á bị bắt nghỉ học để kết hôn với người khác khi tình hình kinh tế của gia đình đang gặp khó khăn dường như khá phổ biến. Và đại dịch COVID-19 càng làm mọi thứ trở nên vất vả hơn cho các gia đình này.
Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực về tinh hình trẻ em tham gia lao động qua 2 cuộc điều tra quốc gia về lao động trẻ em trong năm 2012 và 2018. Quy mô và xu hướng trẻ em tham gia lao động đã giảm mạnh, đồng thời tình trạng đi học của trẻ tham gia đi học được cải thiện rõ rệt.
Đọc sách ngoài giờ học có một ma lực, âm thầm phú cho con trẻ nguồn năng lượng khác nhau - tất cả những em từ nhỏ đã đọc nhiều sách, trạng thái trí tuệ và lực học của các em sẽ tốt hơn; tất cả những em từ nhỏ ít đọc sách, lực học thường rất bình thường; kể cả là tốc độ làm bài tập, thông thường đều chậm hơn rất nhiều so với các em đọc nhiều sách.