Nạn nhân hiếm khi tự nhận mình là nạn nhân mua bán người. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân mua bán người phụ thuộc vào kẻ mua bán người, và có thể không nhận ra hoặc thừa nhận rằng họ là nạn nhân.
Có nhiều nguyên nhân mang lại rủi ro cho người lao động di cư. Và quan điểm xã hội, tiêu chuẩn đạo đức, hủ tục hay tôn giáo, v.v, là một trong những nguyên nhân khiến người lao động di cư có ý định rời xa nơi họ đang sinh sống.
Lao động di cư là một trong những nhóm người yếu thế có nguy cơ dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, đại dịch xảy ra. Nhiều yếu tố có thể gây tổn thương cho người lao động di cư, khiến họ bất lực khi tìm kiếm sự trợ giúp và để tiếng nói được lắng nghe.
Lao động di cư Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào đời sống, nền kinh tế và sự phát triển của đất nước thông qua kiều hối và các kỹ năng. COVID-19 không được coi là lý do để chúng ta lơ là trong cam kết bảo vệ quyền của người lao động di cư bất kể tình trạng pháp lý của họ là gì.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu kinh khủng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2. Đại dịch này tạo ra những chấn động tiêu cực và sâu sắc trong xã hội, kinh tế cũng như chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Và di cư cũng không ngoại lệ.
Nền tảng được xây dựng với nỗ lực chung của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Việt Nam và Tập đoàn Microsoft dưới sự tham vấn chặt chẽ với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.