Do nhu cầu di cư lao động ở nước ngoài cao, và các chương trình di cư lao động chính thống nhận số lượng lao động có hạn, đã tạo thành cơ hội kiếm tiền cho một số cá nhân, tổ chức không chính thống thông qua việc lừa đảo người lao động, làm ăn thiếu minh bạch.
Số liệu 6 tháng đầu năm 2021, Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người tiếp nhận 1.020 cuộc gọi, giảm 266 cuộc so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 854 cuộc gọi cung cấp thông tin chung về hoạt động của đường dây nóng và phòng chống mua bán người, 147 cuộc gọi tư vấn về tâm lý, chính sách, các dịch vụ và hỗ trợ nạn nhân, 19 ca chuyển tuyến giải cứu và hỗ trợ nạn nhân.
Nhân ngày Thế giới Phòng, chống mua bán người (30/7), hãy cùng lắng nghe những thông điệp từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức về mối nguy hiểm của việc di cư trái phép và mua bán người.
Tại sao những hiểu lầm về mua bán người lại có thể trở thành những nguy cơ tiềm tàng trong việc phòng chống mua bán người? Bởi vì khi càng nhiều người tin vào những nhận định sai lầm, càng làm cho lỗ hổng về kiến thức phòng tránh mua bán người trở nên to lớn.
Người di cư, trẻ em tham gia di cư hoặc nạn nhân của mua bán người đều có những quyền lợi được bảo vệ và tôn trọng tại Vương quốc Anh. Để có một góc nhìn cụ thể hơn, và truyền tải thông điệp uyển chuyển hơn, tổ chức ECPAT UK đã phối hợp với World Vision Việt Nam ra mắt bộ sản phẩm truyền thông dành riêng cho đối tượng trẻ em cũng như người trưởng thành khi tham gia di cư đến Vương quốc Anh.
Thanh thiếu niên là lực lượng lao động tương lai của đất nước. Mỗi thế hệ sẽ có những trải nghiệm khác nhau, tuy nhiên, chúng ta đều hi vọng các bạn trẻ học được các kỹ năng cần thiết, nhận được sự giáo dục phù hợp với bản thân để có thể đưa ra các quyết định về việc làm an toàn trong tương lai.