Tác động của cuộc khủng hoảng việc làm đến một số nhóm lao động cũng không đồng đều và sẽ làm gia tăng bất bình đẳng. Các biện pháp phong tỏa và kiểm soát dịch Covid-19 có nguy cơ làm tăng mức nghèo tương đối của người lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức trên toàn thế giới.
Mạng lưới tổ chức môi giới di cư không an toàn và các nhóm tội phạm khác đang lợi dụng tình hình bất ổn do đại dịch COVID-19 để gây ra nhiều tổn thương hơn cho những người yếu thế. Và lao động phi chính thức là một trong số những người yếu thế hiện nay.
Trang Facebook Nghĩ Trước Bước Sau thuộc dự án Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại được tạo ra để phục vụ nhu cầu tìm hiểu cho người Việt Nam, người có ý định tìm việc tại nước ngoài.
Do nhu cầu di cư lao động ở nước ngoài cao, và các chương trình di cư lao động chính thống nhận số lượng lao động có hạn, đã tạo thành cơ hội kiếm tiền cho một số cá nhân, tổ chức không chính thống thông qua việc lừa đảo người lao động, làm ăn thiếu minh bạch.
Số liệu 6 tháng đầu năm 2021, Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người tiếp nhận 1.020 cuộc gọi, giảm 266 cuộc so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 854 cuộc gọi cung cấp thông tin chung về hoạt động của đường dây nóng và phòng chống mua bán người, 147 cuộc gọi tư vấn về tâm lý, chính sách, các dịch vụ và hỗ trợ nạn nhân, 19 ca chuyển tuyến giải cứu và hỗ trợ nạn nhân.
Nhân ngày Thế giới Phòng, chống mua bán người (30/7), hãy cùng lắng nghe những thông điệp từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức về mối nguy hiểm của việc di cư trái phép và mua bán người.