Dù con trẻ trong gia đình đang thuộc mức độ "thiếu tôn trọng" nào, dù nặng hay nhẹ, việc cha mẹ phải thẳng thắn xác nhận và nắm bắt được vấn đề là cực kỳ quan trọng trước khi mọi thứ trở nên tệ hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ thể hiện những hành vi thiếu tôn trọng đến cha mẹ và người thân trong gia đình sẽ thường có xu hướng trở thành những người trưởng thành thô lỗ.
Giai đoạn hình thành tích cách của trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 9 khá thú vị nhưng cũng sẽ mang đến nhiều thử thách cho cha mẹ.
Giáo dục trẻ học mẫu giáo (trẻ từ 3 đến 5 tuổi) là quá trình cần kết hợp giữa nghệ thuật, khoa học, sự kiên nhẫn, kiên trì và sự thấu hiểu. Những biện pháp có tác dụng trong tuần trước không chắc sẽ khiến trẻ giữ kỷ luật tốt trong tuần này. Do đó cha mẹ có thể thử nhiều cách, dù có thể không thành công nhưng đó sẽ là những kinh nghiệm để có thể tìm ra phương án tốt nhất cho trẻ.
Bạo lực học đường (BLHĐ) bởi giáo viên là một vấn đề nhạy cảm do đó việc thu thập thông tin, sự thật về những gì đã diễn ra rất quan trọng với phụ huynh trước khi trao đổi với nhà trường.
Thực tế một người thầy, người cô bạo hành có thể khiến trẻ chán học, giảm sự yêu thích với môn học hoặc thậm chí có ác cảm với việc đến trường. Trong trường hợp này, học sinh không thể tự mình thoát ra khỏi các hành vi bạo hành và học sinh cũng sẽ là người bị tổn thương nhiều nhất.
Việc đề cập với trẻ về bạo lực học đường (BLHĐ) có vẻ là một nỗ lực rất lớn và hơi khó khăn với một số cha mẹ. Trước sự bùng nổ của các hành vi bạo lực, đặc biệt là trong trường học, nhiều học sinh có thể cảm thấy trường lớp không còn là nơi an toàn và lo lắng cho bản thân, bạn bè. Học sinh cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ cha mẹ và thầy cô trong trường để có thể tránh được các tổn thương khi đi học.