Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực về tinh hình trẻ em tham gia lao động qua 2 cuộc điều tra quốc gia về lao động trẻ em trong năm 2012 và 2018. Quy mô và xu hướng trẻ em tham gia lao động đã giảm mạnh, đồng thời tình trạng đi học của trẻ tham gia đi học được cải thiện rõ rệt.
Những định kiến đã tồn tại và bất bình đẳng về giới càng được nhìn thấy rõ ràng hơn khi khủng hoảng đại dịch diễn ra: phụ nữ, trẻ em gái, những người đến từ quốc gia kém phát triển, từ dân tộc thiểu số...vốn đã không được nhận được nhiều sự chú ý.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những khó khăn khác nhau đến cuộc sống của nhiều hộ gia đình: mất việc, giảm thu nhập… Những hệ quả này vô tình đẩy con em của nhiều gia đình vào tình cảnh hiểm nghèo: phải đi ăn xin, đi lao động, kết hôn.
Internet là nơi có rất nhiều nguồn tài nguyên thông tin, nhưng đồng thời internet cũng là nơi mà những kẻ xấu nhắm đến trẻ em. Khi trẻ em có khả năng truy cập internet thông qua các thiết bị thông minh, mạng xã hội và trò chơi trực tuyến, trẻ em càng dễ có nguy cơ bị tổn thương. Do đó, ngày càng nhiều loại tội phạm lợi dụng internet để dụ dỗ và lạm dụng tình dục trẻ em.
Xây dựng được lòng tự tôn lành mạnh, tích cực cũng là một cách duy trì sức khoẻ tinh thần tốt. Việc trẻ thường xuyên được trau dồi sự tự tin sẽ hỗ trợ cho các hành vi giao tiếp xã hội và có tác dụng như một lá chắn trước những tình huống tiêu cực.
Lòng tự tôn lành mạnh là một trong những yếu tố thiết yếu để con trẻ phát triển được sức khoẻ tinh thần hiệu quả. Những mối quan hệ bạn bè, hành vi và cảm xúc đều có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ có nền tảng để giải quyết những bất đồng, khó khăn và thách thức ở tương lai.